khóa học guitar cơ bản ở tphcm

Khóa Học Đàn Guitar Cơ Bản Ở TPHCM

Ngày nay, giới trẻ học guitar rất nhiều. Không chỉ các bạn nam mà kể cả các bạn nữ cũng đam mê guitar không kém. Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ ôm guitar ở một góc sân trường đại học hay ở ghế đá công viên. Guitar cũng đang là loại hình được các quán cafe khai thác khá nhiều. Vậy bạn sẽ tìm được khóa học đàn guitar cơ bản ở tphcm ở đâu để mang lại kiến thức tốt cho bản thân?

Hiện nay các lớp học guitar ở HCM rất nhiều và nhạc cụ guitar được nhiều bạn lựa chọn theo học bởi vì Guitar gọn nhẹ, dễ học, dễ chơi, rất tiện lợi cho những buổi giao lưu âm nhạc. Điểm đặc biệt là đàn guitar phù hợp với mọi lứa tuổi. Hầu hết các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên thường đam mê, chọn học đàn guitar thay cho các nhạc cụ khác vì đàn guitar có thể mang đi bất cứ đâu, dễ dàng chơi trong các buổi sinh hoạt tập thể và giao lưu hội nhóm với nhau. Khi học guitar bạn cũng tốn ít chi phí, việc mua một cây đàn guitar cũng không phải là điều khó khăn. Guitar đã dần trở nên thân thiết và gần gũi với mọi người.

khóa học guitar cơ bản ở tphcm

Guitar là gì? Hãy tìm hiểu thêm tại wiki guitar

Ngày nay, giới trẻ học guitar rất nhiều. Không chỉ các bạn nam mà kể cả các bạn nữ cũng đam mê guitar không kém. Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ ôm guitar ở một góc sân trường đại học hay ở ghế đá công viên. Guitar cũng đang là loại hình được các quán cafe khai thác khá nhiều. Những quán cafe Acoustic ngày càng thu hút rất nhiều bạn trẻ. Đôi khi việc các bạn vào quán cafe ngồi không đơn giản là để thưởng thức cafe mà để được nghe nhạc và đôi khi là tự mình thể hiện một bản nhạc bằng guitar.

Ai cũng có thể học đàn Guitar, thế nên nếu bạn thích hãy đăng kí học ngay hôm nay. Đến với Grace Music School bạn sẽ được tư vấn để lựa chọn một thể loại guitar phù hợp với sở thích, mục đích và năng khiếu của bạn để có thể học tốt nhất. Đội ngũ giáo viên sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp với chiếc đàn guitar trong tay và tự do thể hiện phong cách riêng của mình. Bạn sẽ thấy rằng việc học đàn guitar thật tuyệt vời.

Tại sao bạn nên học đàn guitar tại Grace Music School?

Nếu các bạn đang thắc mắc khóa học đàn guitar nào tốt ở tphcm, thì đây là những lí do bạn nên chọn Grace Music School:

Đa dạng khóa học guitar để học viên lựa chọn:

– Khóa học Guitar đệm hát: những ai mới chơi guitar, ai đã biết chơi có nhu cầu chơi guitar giải trí, đánh ban nhạc. Với những trường hợp này bạn nên lựa chọn khóa học guitar đệm hát.

– Khóa học Guitar nâng cao

– Khóa học Guitar Finger Style

Giáo trình khóa học guitar tại Grace Music School:

– Giáo trình Guitar đệm hát: Đây là loại giáo trình mà Grace Music School soạn thảo riêng biệt dành cho các học viên học tại đây để giúp học viên có thể thành thạo và đạt trình độ cao trong thời gian ngắn nhất.

Giáo viên khóa học guitar:

Đối với một khóa học thì một giáo viên tốt sẽ là yếu tố lớn giúp học viên tiếp thu kiến thức và gây dựng nên những niềm vui trong học tập cho các học viên. Grace với đội ngũ giáo viên trẻ trung và nhiệt huyết, có chứng chỉ âm nhạc quốc tế hoặc tốt nghiệp các trường âm nhạc tại VN. Grace đảm bảo chất lượng dạy học tốt nhất đến với quý học viên.

* * Lưu ý ** :

+ Học viên được khuyên nên có đàn riêng để tập luyện tại nhà.

+ Học viên nên mang theo đàn để giáo viên chỉnh dây dàn.

Cơ sở vật chất tại lớp học guitar cơ bản:

Với một lớp học nói chung và đặc biệt là lớp học đàn thì cơ sở vật chất giữ một vai trò rất lớn đến khả năng tiếp thu của học viên cũng như góp phần giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy.

• Lớp học đàn guitar đúng tiêu chuẩn với các thiết bị tiên tiến như: máy lạnh, thảm, chống ồn, đủ ánh sáng.

• Phòng học rộng rãi, đã trang bị nhạc cụ tốt cho học viên thực tập. Lớp học từ 3-5 học viên đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt nhất.

• Đặc biệt, chúng tôi đảm bảo 1 nhạc cụ/ 1 học viên.

Quyền lợi học viên của khóa học guitar cơ bản:

Để giúp các học viên thoải mái hơn trong quá trình học thì chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những quyền lợi khi tham gia khóa học đàn tại Grace Music School:

– Nhà trường luôn nhận sự phản hồi của học viên về phương pháp dạy của giáo viên.

– Thay đổi giờ học, nghỉ học (báo trước 24h và không quá 3 buổi trong 1 khóa) và lịch học bù.

– Đảm bảo giáo viên và các loại nhạc cụ tốt nhất.

Học guitar ở hcm thì Grace Music School là một sự lựa chọn bạn nên tham khảo.

Hãy liên hệ với Grace qua 3 cách sau để được tư vấn miễn phí

1. Inbox trực tiếp với đội ngũ Live Chat : https://m.me/hocguitar.org

2. Tìm hiểu thêm vào Website: https://hocguitar.org

3. Gọi Ngay Hotline ☎️: 𝟎𝟗𝟎 𝟐𝟑𝟗 𝟏𝟔𝟎𝟓 – Thầy Công Thiện

Tìm hiểu thêm về khóa học guitar tại đây: https://www.hocguitar.org/

Khóa học guitar cơ bản

Khóa học guitar online

học phí khóa học guitar

HỌC PHÍ TRUNG BÌNH CHO MỘT KHÓA HỌC ĐÀN GUITAR HCM BAO NHIÊU TIỀN?

Đối với tất cả các học viên khi quyết định lựa chọn 1 địa chỉ để tham gia học đàn guitar thì ngoài việc quan tâm đến chất lượng giảng dạy thì yếu tố về học phí cũng luôn là vấn đề mà mọi người rất cân nhắc. Vậy thì học phí khóa học guitar hiện nay là bao nhiêu?

Âm nhạc từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta, chính vì vậy mà nhu cầu của mọi người trong việc tìm đến với các loại nhạc cụ ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhất là việc chơi guitar bởi âm thanh giản dị, mộc mạc cùng với việc tập luyện khá đơn giản nên chơi đàn guitar đã là sự lựa chọn của rất nhiều người trong việc thư giãn, giải trí. Học đàn guitar ở hcm mất bao nhiêu tiền là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi muốn đầu tư chơi loại nhạc cụ này. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số kiến thức để giải đáp các thắc mắc trên của bạn.

Đối với tất cả các học viên khi quyết định lựa chọn 1 địa chỉ để tham gia học đàn guitar thì ngoài việc quan tâm đến chất lượng giảng dạy thì yếu tố về học phí cũng luôn là vấn đề mà mọi người rất cân nhắc. Thông thường thì giá 1 khóa học guitar sẽ có sự chênh lệch khác nhau giữa các trung tâm và sẽ có sự khác nhau giữa từng khóa học như khóa học căn bản hay khóa học cấp tốc, khóa học đệm hát….Để bạn có thể lựa chọn cho mình 1 địa chỉ học đàn guitar với mức giá hợp lý nhất thì bạn có thể tìm hiểu qua internet hoặc tham khảo ý kiến trực tiếp của những người đã từng tham gia học đàn guitar để có được cho mình sự lựa chọn đúng đắn nhất. 

Guitar là gì? hãy tìm hiểu trên wiki guitar

1. Nhu cầu học đàn Guitar của bạn

Tùy vào nhu cầu của bạn mà có thể xác định học phí khóa học guitar phù hợp mà bạn cần theo học. Nếu bạn tự học được thì tốt, còn nếu không, bạn có thể sẽ phải trả tiền tại các trung tâm âm nhạc. Theo kinh nghiệm của người viết thì bạn nên đến các trung tâm, như vậy bạn sẽ được đào tạo bài bản, nắm được các kỹ thuật cơ bản, sau đó việc tự học sẽ dễ dàng hơn.

2. Đặc điểm khóa học đàn guitar tại các trung tâm

– Chất lượng giảng dạy tốt nhất, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

   – Phương pháp đào tạo hiện đại, khoa học kết hợp những giáo án chuyên dùng nhất hiện nay.

   – Phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết theo tiêu chuẩn.

   – Đảm bảo hiệu quả học tập cao nhất cho học viên.

3. Các khóa học đàn guitar tương ứng với học phí

– Khóa học đàn guitar cơ bản

  – Khóa học đàn guitar nâng cao

  – Khóa học đàn guitar cổ điển

  – Khóa học đàn guitar hiện đại

  – Khóa học cho người lớn

  – Khóa học cho trẻ em

Tùy nhu cầu của bạn mà bạn chọn cho mình khóa học phù hợp. Trước tiên bạn hãy xác định thật chắc chắn nhu cầu của bản thân là gì nhé.

4. Học phí các khóa học guitar tại Grace Music School:

Các mức học phí khóa học guitar rất đa dạng. Tùy thuộc vào chất lượng, cơ sở vật chất của trung tâm, năng lực giảng dạy của giáo viên mà các mức giá sẽ khác nhau. Có những người giảng dạy chỉ với khoảng 150 nghìn/buổi nhưng cũng có những chỗ lên đến cả triệu đồng/buổi.

Điều quan trọng là bạn phải tìm được các trung tâm thích hợp, uy tín. Tránh trường học học ở các trung tâm giá rẻ, tiền thì mất mà tật thì mang.

5. Có gì ở lớp học của Grace Music School?

Phòng học: Tiện nghi, đầy đủ trang thiết bị cần có, học viên chỉ việc đến học tập : điều hòa mát lạnh, wifi căng đét, có guitar sẵn cho học viên đến tập, giá nhạc, sách nhạc…. đầy đủ.

Lớp học: Trung bình từ 3-5 người

Không khí học tập vui vẻ, như một gia đình, có giao lưu sau mỗi buổi học không chỉ guitar mà còn …bla…bla…vấn đề nóng hổi khác…Trong quá trình học ai tiến bộ đều được tặng quà phụ kiện ^^ 

Thời gian: 3 tháng, 1 tuần 2 buổi. Đối với những lớp mà tập chưa tốt mình có thể bổ sung (miễn phí) vài buổi học cuối khóa để đảm bảo kỹ thuật khi hết khóa học.

Đối tượng: Mọi đối tượng không phân biệt già, trẻ, nam, nữ…miễn là có nhu cầu và có thời gian luyện tập, có đam mê thì càng tốt.

Học phí khoá guitar đệm hát cơ bản

☑ THEO THÁNG:  1.200.000đ/ tháng

☑THEO KHOÁ:      3,900,000đ / khóa

Như vậy để học đàn guitar thì bạn phải đầu tư một cây đàn, đi học các khóa học đàn cụ thể (nhanh thì cũng phải 3 tháng đến 6 tháng để bạn có thể đệm hát cơ bản). Tùy vào nhu cầu của bản thân mà bạn có thể tính toán số tiền mà bạn cần đầu tư rồi chứ!

Tìm hiểu thêm về khóa học guitar tại đây: https://www.hocguitar.org/

Khóa học guitar cơ bản

Khóa học guitar online

Những lợi ích khi học chơi nhạc cụ?

Sau đây là 10 lí do sẽ khiến bạn cảm thấy nên đầu tư học chơi một loại nhạc cụ nào đó, học nhạc không chỉ mang lợi ích cho bản thân mà còn đem đến nhiều niềm vui cho những người xung quanh.

1. Chơi nhạc cụ giúp giảm căng thẳng

Các nhà nghiên cứu về lợi ích của âm nhạc đã khẳng định rằng, chơi một nhạc cụ thường xuyên có thể giúp làm giảm stress, rằng chơi một nhạc cụ giúp ích trong việc làm giảm nhịp tim và huyết áp, và chính vì thế sẽ dẫn đến giúp giảm sự căng thẳng, làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái. Nhac sỹ Michael Jolkovski, một nhà tâm lý học đã phát biểu rằng âm nhạc cũng giúp trong việc giảm căng thẳng bằng cách giúp mọi người xích lại gần bên nhau hơn.

2. Chơi một nhạc cụ giúp bạn thông minh hơn

Những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực âm nhạc đã chứng minh rằng, những người biết chơi nhạc cụ sẽ học giỏi hơn và đào tạo âm nhạc tốt hơn nhiều so với sử dụng máy tính trong giảng dạy. Đào tạo âm nhạc giúp tăng cường đáng kể khả năng lý luận trừu tượng của trẻ em, cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học toán và khoa học.

Những người được giáo dục âm nhạc thường thông minh hơn những người khác.

3. Chơi một nhạc cụ cải thiện đời sống xã hội

Học nhạc cụ giúp bạn được gặp gỡ nhiều người hơn. Với trẻ em, âm nhạc có thể giúp phát triển các kỹ năng xã hội. Maestro Eduardo Marturet, một nhạc trưởng, nhạc sĩ và đạo diễn âm nhạc đã quan sát ảnh hưởng của âm nhạc đến kỹ năng xã hội của trẻ. “Về xã hội, con người tham gia vào một nhóm nhạc sẽ học được kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như cách liên lạc với những người khác, cách làm việc trong một đội và cách tôn trọng và đánh giá cao khả năng của nhau cũng như phát triển các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật”.

4. Chơi một nhạc cụ giúp bạn tự tin

Elizabeth Dotson – Westphalen, một giáo viên âm nhạc và biểu diễn, đã phát hiện ra rằng âm nhạc đã giúp nhiều học sinh phát triển sự tự tin. Một khi bạn biết rằng bạn có thể giỏi trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như âm nhạc, bạn sẽ tự tin hơn về bản thân. Học chơi một nhạc cụ có thể giúp cả trẻ em và người lớn phải đối mặt với các vấn đề niềm tin.

5. Chơi một nhạc cụ dạy bạn đức tính kiên nhẫn

Học chơi một nhạc cụ là một quá trình liên tục, lâu dài. Chính vì thế, việc học chơi một nhạc cụ có thể giúp bạn kiên nhẫn tập luyện chơi nhạc mà không mắc lỗi. Điều này phát triển đức tính kiên nhẫn.

6. Chơi một nhạc cụ thúc đẩy sự sáng tạo

Cuộc sống với nhiều khuôn mẫu đang ngăn chặn sự sáng tạo của chúng ta. Học chơi một nhạc cụ, đặc biệt là khi bạn đạt trình độ khá, có thể thúc đẩy sự sáng tạo. Bởi vì giáo dục âm nhạc làm nâng cao tinh thần tình cảm và nhận thức của bạn, bộ não được kích thích những suy nghĩ khác thường, giúp cải thiện sự sáng tạo.

7. Chơi một nhạc cụ cải thiện trí nhớ

Học chơi một nhạc cụ khiến bạn phải sử dụng cả hai phần của bộ não của bạn và điều này giúp cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự giáo dục âm nhạc từ khi còn nhỏ giúp cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của trẻ. Giáo dục âm nhạc cũng được liên kết với mức IQ cao hơn và sự phát triển của não tốt hơn.

8. Chơi một nhạc cụ phát triển kỷ luật

Âm nhạc đòi hỏi sự cống hiến và thực hành thường xuyên. Quy định một thời gian cụ thể để thực hành âm nhạc hàng ngày làm phát triển kỷ luật trong học tập. Điều này có thể chứng minh là vô cùng thuận lợi ở trẻ em.

9. Chơi một nhạc cụ mang đến cho bạn một cảm giác hài lòng

Theo một số nghiên cứu  cho thấy là chơi đàn guitar hoặc các loại nhạc cụ khác có thể mang lại cảm giác hài lòng thực sự. “Đó thực sự là một trong những điều thỏa mãn nhất mà bạn có thể làm”.

10. Chơi một nhạc cụ là niềm vui

Cuối cùng, học chơi một nhạc cụ mang đến rất nhiều niềm vui trong cuộc sống của bạn. Âm nhạc có chất lượng đặc biệt để mang lại niềm vui, hòa bình và giúp nâng đời sống tinh thần và làm cho cuộc sống thú vị hơn với tất cả mọi người.

Nắm bắt được những lợi ích của âm nhạc và việc chơi nhạc cụ có những tác động tích cực đối con người Grace Guitar Music đã mở nhiều lớp dạy guitar giá rẻ ở tphcm nhằm đáp ứng cho nhu cầu muốn học chơi guitar cũng như muốn tìm hiểu và nâng cao khả năng cảm nhận âm nhạc của mọi người !

Học đàn guitar đệm hát

Tự học đàn Guitar hay tìm thầy dạy?

Chọn mua đàn Guitar chất lượng tốt đã khó nhưng học để chơi Guitar nhuần nhuyễn còn khó hơn gấp nhiều lần. Vậy: Tự học đàn Guitar hay tìm Thầy dạy?

Câu hỏi này là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ mới làm quen với đàn Guitar. Mình sẽ phân tích cho các bạn một số ưu nhược điểm của việc tự học Guitar và học qua giáo viên dạy nhạc.

Trước khi quyết định tự học hay tìm thầy dạy thì điều bạn cần làm là:

–       Định hướng đam mê.

–       Chọn mua đàn Guitar tốt và phù hợp.

Với những bạn mới tập và chưa hiểu gì về nhạc lý

Đối với những bạn mới làm quen với đàn Guitar thì mình khuyên các bạn nên tìm thầy dạy Guitar để học. Bởi vì khi đã quyết định tậu một chiếc đàn Guitar cho đam mê của mình thì không có lý gì bạn lại không đầu tư tiếp để theo đuổi con đường đam mê ấy.

Nhạc lý, và những kĩ năng cơ bản để chơi đàn là nền tảng vững chắc nhất giúp bạn đi tiếp trên con đường âm nhạc. Trên thực tế, những người chơi đàn Guitar thành công theo hướng tư học rất ít. Vì vậy, trước khi mơ ước mình nằm trong số ít những người thành công theo con đường tự học, thì bạn hãy tìm cho mình một giáo viên Guitar phù hợp. Đến với Guitar Grace Music các bạn sẽ được hướng dẫn những kĩ năng cơ bản để chơi đàn. Chỉ có một người thầy giỏi mới có thể giúp bạn đánh thức đam mê trong từng nốt nhạc.

Với những bạn đã có kiến thức căn bản về lý thuyết âm nhạc và đàn Guitar

Không như những người mới tập, những bạn đã có kiến thức căn bản về lý thuyết âm nhạc và đàn Guitar có thể tự mình học để phát triển kĩ năng chơi nhạc mà không cần thầy dạy. Tuy nhiên nên tìm những tài liệu, video uy tín và phù hợp với dòng nhạc mình đang chơi.

Tự học đàn Guitar

Ưu điểm khi tự học đàn Guitar

–       Chủ động trong việc học tập và tìm tài liệu

–       Chủ động về thời gian

–       Tiết kiệm tối đa chi phí học nhạc

–       Phù hợp với những người có lịch sinh hoạt không cố định và luôn thay đổi

Nhược điểm:

–       Dễ bị rơi vào tình trạng bế tắc và không biết bắt đầu từ đâu.

–       Khi bị sai không thể sửa ngay vì không có thầy phát hiện ra và chỉ dẫn.

–       Dễ bị rơi vào lối mòn của những cách đánh đàn và kĩ năng đánh đàn không đúng.

–       Tốn thời gian hơn nhiều so với các bạn được thầy hướng dẫn.

–       Dễ chán nản và bỏ giữa chừng.

–       Một số kĩ năng chơi đàn Guitar mà chỉ khi có thầy hướng dẫn mới làm được.

–       Rất khó để phát triển kĩ thuật chơi đàn.

  Tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau có phải là cách học hay?

Bên cạnh đó, khi tập đàn Guitar dù là Guitar Acoustic hay Guitar Classical rất nhiều bạn trẻ học hỏi từ quá nhiều nguồn thông tin khác nhau. Điều này có thể có lợi đối với những người đã xác định đúng hướng âm nhạc của mình, nhưng cũng rất nguy hiểm với những người còn “lơ tơ mơ” về âm nhạc.

Sẽ luôn có nhiều cơ hội học tập và con đường khác nhau để đi, nhưng điều quan trọng là bạn không bị phân tâm bởi lời khuyên từ một người nào đó hay từ nhiều nguồn thông tin khác nhau… Một số người sẽ có những ý tưởng tốt cho bạn nhưng không hẳn tất cả mọi lời khuyên, mọi thông tin đều phù hợp hoàn toàn với bạn.

Nếu bạn tìm hiểu các nguồn tài liệu hoàn toàn khác nhau: từ giáo viên, chuyên gia, video hướng dẫn, các bài học Guitar trực tuyến miễn phí… thì những điều này sẽ dẫn bạn đi trước một bước, sau đó 2 bước bên phải, sau đó thêm một bước về phía trước, sau đó 3 bước để bên trái, sau đó một bước lùi, sau đó hai bên phải, sau đó 1 bước về phía trước và sau đó một bước bên trái …

Một minh họa cho điều này được thể hiện dưới đây. Con đường đầu tiên rõ ràng là cách trực tiếp nhất để đến mục tiêu của mình. Con đường thứ hai là cách tiếp cận theo nhiều nguồn thông tin, tuy cũng hiệu quả nhưng đầy phiền nhiễu và rất có thể đi vào ngõ cụt:

Một khi bạn đã có kế hoạch và định hướng cho đam mê của mình, hãy luôn luôn tập trung vào nó (trừ khi mục tiêu của bạn hoàn toàn thay đổi). Cách tốt nhất để làm điều này là tìm một giáo viên Guitar, vì chính họ sẽ là người giúp bạn trở thành nhạc sĩ hay nghệ sĩ như bạn mong muốn. Đến với Guitar Grace Music các bạn sẽ thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên nghe theo lời khuyên từ những người khác mà bạn cần phải có một nguồn thông tin “chính”, tất cả những lời khuyên khác hãy xem như một nguồn bổ sung, nhưng không nên bị phân tâm bởi nó.

Chúc các bạn thành công!

THAY-DAY-GUITAR-1

Phương pháp học đàn Guitar nhanh

Phương pháp học đàn Guitar nhanh chóng và hiệu quả 100%, phương pháp khoa học và phân tích nghiêm túc giúp bạn vững cơ bản và nâng cao.

Bài viết này dành cho tất cả những ai đam mê Guitar nhưng không có thời gian học bài bản và cụ thể trong các lớp dạy đàn hoặc trung tâm âm nhạc. Tác giả viết bài này với hy vọng: có thể thuyết phục những bạn đam mê Guitar bắt tay vào việc chọn 1 hoặc 2 chiếc đàn và bắt đầu sáng tạo âm nhạc của riêng mình. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số lý thuyết cơ bản và phương pháp đơn giản nhất để các bạn có thể bắt đầu tập  luyện ngay với cây đàn Guitar.

Gỉa định sai lầm:

Trước khi chọn đàn Guitar, tôi đã gặp rất nhiều bạn có những giả định sai lầm về khó khăn để trở thành một nhạc sĩ.

–       Tôi nghĩ rằng tôi đã quá già để bắt đầu học một loại nhạc cụ.

–       Tôi tin rằng tôi không có tài năng âm nhạc và tôi không thể trở thành một nghệ sĩ, thậm chí là một nhạc công.

–       Tôi nghĩ rằng: để chơi được một loại nhạc cụ, bạn cần phải học cách đọc nhạc và nắm vững nhạc lý.

–       Tôi tin rằng: để học được đàn Guitar hay bất cứ một loại nhạc cụ nào, tôi cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.

Những giả định trên hoàn toàn sai, vì rất nhiều nghệ sĩ chơi Guitar thành công mà không hề được học qua trường đào tạo nhạc, rất nhiều bạn trẻ tự sáng tác những bài nhạc của riêng mình, rất hay và đặc biệt mà không hề nắm rõ nhạc lý. Đơn giản vì âm nhạc là sáng tạo. Đàn Guitar là một trong những nhạc cụ bạn có thể sáng tạo không giới hạn.

•         Học cách chơi 1 loại nhạc cụ sẽ giúp bạn mở ra rất nhiều cơ hội và bất ngờ:

–       Tăng khả năng cảm nhận âm nhạc của bạn

–       Giải tỏa stress, căng thẳng và tạo sự thư giãn bất cứ khi nào bạn cần

–       Bạn có thể tham gia vào rất nhiều cộng đồng đam mê âm nhạc, nâng cao cơ hội học hỏi kinh nghiệm của bạn ở những người chơi đàn lâu năm, thậm chí cả các nhạc sĩ nổi tiếng.

–       Âm nhạc không phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính và tín ngưỡng của bạn. Dù bạn là ai thì âm nhạc luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

–       Bạn sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm sự thú vị của các nền văn hóa khác nhau.

–       Bạn có thể tự do trong sáng tạo để sáng tác những bản nhạc của riêng mình.

•         Tài năng âm nhạc không phải là yếu tố quyết định đến khả năng chơi đàn Guitar.

Nếu bạn không có tài năng âm nhạc tôi đã có tin tốt cho bạn, bạn không cần nó. Bạn chỉ cần có thời gian. Qúa trình chơi Guitar, cơ bản là giúp các ngón tay của bạn làm những điều kỳ lạ mà nó không được sử dụng để làm. Bạn không cần là một thiên tài. Bạn chỉ cần dành 10 giờ với cây đàn Guitar, và bạn sẽ được chơi một số bài hát rất tuyệt vời. Tác giả hứa chắc chắn bạn sẽ thành công nếu áp dụng đúng những hướng dẫn trong bài viết. Tham khảo cách chọn đàn Guitar tốt tại Guitar Grace Music

–       Đầu tiên các bạn đã được làm quen với cây đàn guitar , được học tư thế và cách cầm đàn

Dây đàn được đánh số thứ tự từ 1 đến 6 từ dưới lên

Trên bàn tay phải, ngón cái = p , ngón trỏ = i , ngón giữa = m , ngón áp út = a

Ngón p dùng để gẩy 3 dây bass 4, 5 ,6 , ngón i dây 3 , ngón m dây 2 và a dây 1

–       Tiếp đến là 2 bài tập ” Rải dây ” và ” Bấm nốt “

Rải dây : thả lỏng tay phải , dùng lực ngón tay rải lần lượt từ dây 6 xuống dây 1 và ngược lại , lưu ý chỉ dùng lực ngón tay , phần từ cổ tay trở lên cánh tay cố định

Bấm nốt : dùng lần lượt ngón 1 , 2 ,3, 4 bấm vào các ngăn 1 2 3 4 của các dây lần lượt từ 1 đến 6

•         Sau đây là những gì bạn cần làm trong 10h

–       0-30 phút: đọc bài viết này và suy nghĩ về phương pháp chúng tôi đề cập.

–       30-60 phút: Thực hành 5 hình dạng ngón tay cơ bản. Đây có lẽ là phần khó nhất. Bạn phải tập trung trong vòng 30 phút để ghi nhớ các hợp âm được thể hiện dưới đây. Một khi bạn thuộc và hiểu rõ bạn sẽ dễ dàng chơi những bài nhạc đơn giản. Thậm chí, bạn có thể sáng tạo và thử nhiều cách tìm hợp âm cho bài hát, bạn sẽ tìm thấy nhiều âm thanh rất hay ở đây và có thể tiếp tục khám phá trong nhiều năm tới.

–       60-600 phút. Chia nhỏ thời gian tập Guitar đều đặn trong 20 ngày, mỗi ngày 30 phút hoặc lâu hơn. Bạn có thể làm điều này trong khi bạn làm những việc khác như xem truyền hình hoặc chat chit. Chỉ cần tập để vị trí ngón tay chuẩn khi chơi các hợp âm cơ bản và có thể di chuyển linh hoạt trên cần đàn.

Sau đó, hãy hát theo nhịp mà mình đang tập. Cuối cùng, hãy cố gắng để theo kịp với tiến độ của những thay đổi trong các bài hát thực tế. Một khi bạn có thể chuyển hợp âm nhanh thì bạn nên chuyển sang tập sự dẻo dai cho các ngón tay và bàn tay của bạn. Hãy nhớ rằng, Guitar là sự sáng tạo và có rất nhiều cách đánh khác nhau cho một bài nhạc. Vì vậy, bạn không nên lo lắng vì mình không đánh theo một cách  nhất định.

•         Một số lưu ý nhỏ khi chơi Guitar:

–  Không nên tập Guitar liên tục trong nhiều giờ 1 ngày, nếu tay bạn bị đau, bạn nên dừng lại để cơ tay được nghỉ ngơi .

–  Nên chọn đàn Guitar có giá tầm trung để đảm bảo âm thanh không bị lỗi, không nên chọn đàn Guitar giá rẻ.

– Tránh chơi đàn Guitar khi tay còn ướt ( cái này quan trọng, nếu bị chai tay mà tay còn ướt khi chơi đàn thì da tay sẽ dễ bị tổn thương )

–  Ngồi đúng tư thế. Tham khảo tại Guitar Grace Music

–  Sau khi chơi thì đừng để Guitar xuống đất (trầy xước tổn hại đàn)

–  Nên vệ sinh dây đàn và đàn ngay sau mỗi lần chơi (sẽ tránh mồ hôi làm han rỉ dây đàn)

– 1 số cây đàn sơn PU khá mỏng ở cần, nên khi sử dụng capo cần kéo cẩn thận để không làm tróc sơn đàn

– Luôn bảo quản đàn Guitar  trong bao đàn khi di chuyển và khi không chơi nữa.

Trên đây là những bước đi cụ thể trong Phương pháp học đàn Guitar nhanh.

tự học đàn guitar đệm hát

Các kỹ thuật quạt chả guitar cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật quạt chả thiết yếu cho Guitar điện hoặc Acoustic

Trong bài học này, Guitar Ân Điển sẽ hướng dẫn cho bạn năm kỹ thuật quạt chả (strumming) khác nhau mà bạn phải biết nếu bạn là một tay guitar. Nếu bạn là một người chơi guitar đã học hầu hết các hợp âm cơ bản, nhưng khi bắt đầu với phần quạt, bạn không biết phải làm như thế nào, âm thanh khi mình đánh lên rất “thô” thì đây là bài viết dành cho bạn.

Năm kỹ thuật strumming trong bài học này khá quan trọng, do đó, mỗi mẫu quạt được đưa ra bạn có thể đã quen thuộc với một vài trong số các mẫu strumming này, nhưng tôi khuyến khích bạn làm theo cùng vì tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên quan trọng cho của bạn với tư các là một người hướng dẫn guitar.

Eighth Notes (8 phách): Tất cả các mẫu quạt chúng tôi hướng tập trung vào các mẫu eighth notes , vì vậy tôi sẽ đi qua làm thế nào để đếm tám phách đầu tiên. Hầu hết các bài hát bạn nghe được trong thời gian 4/4, có nghĩa là bạn đếm ra bốn nhịp nga. Bốn nhịp đó đều là nốt đen

Để đếm nốt thứ tám, chỉ cần đọc ‘và’ giữa mỗi số. Bạn sẽ đếm lớn “một, và, hai, và, ba, và, bốn, và”. Bạn cần đọc liên tục trong suốt quá trình tập để tạo nên thói quen tốt

Làm thế nào để đọc mẫu quạt guitar (Strumming Guitar)

Trong suốt bài học này, chúng tôi sẽ sử dụng một vài biểu tượng khác nhau để biểu thị cách đánh  mà bạn sẽ sử dụng trong một mẫu quạt.

Những biểu tượng này sẽ đại diện cho downstrokes (đánh xuống) , upstrokes (đánh lên), và strum mutum (không đánh) .

Kỹ thuật quạt #1: Tất cả phần quạt đều đánh xuống

Mẫu quạt đầu tiên mà chúng ta sẽ xem xét là một mẫu tất cả đều đánh xuống, có vẻ đơn giản nhưng nó rất quan trọng. Bạn có thể nói rằng đó là tất cả các downstrokes bởi tay đánh xuống có biểu tượng bạn thấy trên hình ở trên mỗi nhịp. Trong khi mô hình này có vẻ dễ dàng, đừng đánh giá thấp nó, bởi vì nó quan trọng cho một người chơi guitar tìm kiếm những kỹ thuật căn bản.

Nó có vẻ dễ dàng, nhưng nó là một mô hình strumming cần thiết sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng của bạn. Hãy tập đều từng phách đến khi nghe êm tai, Tập nhiều đến mức bạn có thể trò chuyện hoặc làm bất cứ gì nhưng vẫn giữ đều tay.

Mạnh nhẹ khi quạt !!!

Một điều để làm việc trên với phần quạt của bạn là điều khiển lực mạnh nhẹ ở tay phải. Có những phần trong bài hát cần sự êm ái, và có những khi được đẩy lên cao trào. Đây sẽ là thời điểm tốt để bắt đầu tập với tay phải của bạn .

Thử nào: Bắt đầu nhấn mạnh ở các phách 1,& sau phách 2, và phách 4. Bạn sẽ thấy có một sự khác biệt đấy !

Strumming Mẹo: Hãy nhớ, hạn chế cử động bằng khuỷu tay. Bạn cần phải thư giãn, sử dụng một số chuyển động cổ tay, và thậm chí giả vờ rằng bạn có một cái gì đó bị mắc kẹt trên ngón tay của bạn mà bạn cần phải lắc đi.

Kỹ thuật quạt # 2: Xuống và Lên

Mô hình strumming thứ hai chúng ta sẽ xem xét là nhịp điệu giống như mẫu đầu tiên, nhưng thay vì sử dụng tất cả các downstrokes (đánh xuống), bạn sẽ sử dụng downstrokes xen kẽ với upstrokes (đánh lên). Bạn có thể thấy rằng chúng tôi đang sử dụng upstrokes trên mỗi mẫu quạt khác vì các mũi tên trên ‘và’. Khi bạn quạt, các con số là downstrokes và ‘và’ sẽ được đánh lên. Đây là một mô hình strumming cực kỳ hữu ích, cộng với nó là nền tảng cho tất cả các mô hình khác mà chúng ta sẽ đi qua trong bài học này.

Strumming Mẹo: Rất nhiều người chơi guitar mới hơn cảm thấy như họ cần phải nhấn tất cả các dây khi họ làm một mẫu đánh lên, nhưng đó không phải là trường hợp. Khi tôi quạt xuống, tôi thường sẽ nhấn tất cả sáu dây nếu đó là một hợp âm sáu dây, nhưng với upstroke của tôi, tôi có xu hướng chỉ nhấn đầu ba hoặc bốn dây (tính từ dưới lên). Điều này làm cho nó dễ dàng hơn để chơi thông qua upstrokes khi bạn đang làm rất nhiều cử động tay.

Hãy thử mô hình này, thư giãn, đừng khóa cổ tay của bạn, và tập trung vào việc giữ cho phần quạt của bạn ngay cả khi bạn có thể.

Có thể áp dụng cho một bài hát đơn giản với cách này rồi nhé!!!

Kỹ thuật quạt # 3:

Kỹ thuật quạt thứ ba tương tự như mẫu thứ hai, nhưng chúng ta sẽ học một kỹ thuật mới được gọi là cách quạt bị tắt tiếng. Một cách quạt tắt tiếng mang lại cho bạn một âm thanh bộ gõ hơn, gần giống như một tay trống đang chơi với bạn. Khi bạn nghe một tay trống chơi một mô hình tương tự, họ đang đánh bẫy trên nhịp đập hai và bốn. Đó là âm thanh của cái bẫy chúng tôi đang mô phỏng.

Trước khi chúng ta kiểm tra các mô hình strumming, chúng ta hãy tìm hiểu các strum tắt tiếng. Khi bạn thực hiện một cú đánh xuống cho strum bị tắt tiếng, bạn sẽ giảm áp lực với bàn tay của bạn một chút.Ngay trước khi bạn đi qua các sợi dây, bạn sẽ tắt những sợi dây với phần tay bạn.

Các mô hình strumming chúng tôi sẽ chơi bằng cách sử dụng cách quạt tắt tắt tiếng là một mô hình eighth notes xen kẽ cổ điển, bạn sẽ sử dụng một downstroke muted (đánh xuống tắt tiếng) trên phách hai. Bạn có thể lặp lại mô hình strumming này cho nhịp đập ba và bốn. Điều này thực sự giống như một mô hình quạt hai nhịp mà giữ lặp đi lặp lại một lần nữa. Nhìn vào đồ họa cho mô hình strumming, bạn có thể thấy rằng bạn đang sử dụng một strum muted bởi ‘X’ trên hai và bốn.

Nếu bạn cần, bạn có thể làm chậm mô hình này xuống để thực hành nó, và không ngại đào vào cây đàn guitar với strum tắt tiếng. Một khi bạn có kỹ thuật này xuống, bạn có thể thêm vào trong strum muted bất cứ nơi nào.

Kỹ thuật quạt # 4: Quạt với phần còn lại

Trong mô hình quạt thứ tư, chúng ta sẽ bắt đầu thêm vào một số phần còn lại. Cho đến bây giờ, chúng tôi đã đào sâu vào các chuỗi trên mỗi eighth notes, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ bắt đầu để lại một số trong số họ ra.

Kỹ thuật strumming liên tục là gì?

Bạn có thể chưa nhận ra nó, nhưng cho đến thời điểm này trong bài học, nhưng chúng tôi đã sử dụng một kỹ năng quan trọng được gọi là Kỹ thuật Strumming liên tục. Nhìn lại mô hình strumming hai, bạn đã có một mô hình xen kẽ nghiêm ngặt, do đó bạn đã liên tục strumming.Chúng tôi sẽ tiếp tục các mô hình strumming liên tục, nhưng sẽ bỏ một vài phách.

Nhìn vào ‘&’ đầu tiên trên đồ họa, bạn sẽ nhận thấy không có biểu tượng ở trên nó. Điều này sẽ được chơi như một upstroke nếu bạn đang chơi với một mô hình xen kẽ thường xuyên, nhưng lần này không có quạt ở đó. Hãy trở lại trên ‘và’, nhưng không đánh vào dây. Giữ chuyển động đi lên ngay cả khi bạn không đánh vào dây.

Khi bạn lần đầu tiên học các mô hình strumming như thế này, điều quan trọng là phải đếm to khi bạn chơi để bạn có thể theo dõi bạn đang ở đâu. Đôi khi nó có thể giúp theo dõi các chuyển động để giúp đánh tốt.

Tập luyện trên mô hình này và thư giãn. Hãy nhớ giữ một chuyển động liên tục với bàn tay strumming của bạn khi bạn chơi. Hãy nhớ rằng upstrokes của bạn không phải đi qua tất cả sáu dây.

Kỹ thuật quạt # 5: Kỹ thuật khó hơn

Mô hình quạt cuối cùng phức tạp hơn một chút so với các mẫu khác, và nó cũng sử dụng kỹ thuật quạt liên tục. Trong mô hình này, bạn có thể thấy rằng phần còn lại nằm ở nhịp thứ ba và lần này là một cú đánh xuống. Khi bạn chơi mô hình này, hãy thoát khỏi cú đánh xuống khi đánh phách số ba, nhưng tiếp tục thực hiện chuyển động đi xuống.Phần còn lại của strumming của bạn là downstrokes luân phiên thường xuyên và upstrokes sử dụng eighth notes.

Khi bạn làm việc trên mô hình này, hãy nhớ giữ cho cánh tay strumming của bạn đi và rời khỏi downstroke trên đánh bại ba.

Là một người chơi guitar mới hơn, có thể bạn sẽ muốn tìm một sự cân bằng tốt giữa việc nắm giữ phím đủ chặt để nó không bay ra khỏi tay bạn và giữ nó đủ lỏng để bạn không căng thẳng.

Áp dụng các mẫu Strumming: Bây giờ bạn đã có năm mẫu strumming cơ bản để sử dụng. Bạn có thể mất một thời gian để hoàn thành chúng một cách hoàn hảo, nhưng một khi bạn có thể chơi những mô hình này và hiểu Kỹ thuật liên tục, bạn sẽ gần gũi hơn với việc có thể chọn ra các mô hình uốn lượn trong các bài hát yêu thích của bạn. Bạn cũng sẽ có thể bắt đầu tạo ra các mẫu quạt của riêng bạn.

Bạn có thể đặt dấu trọng âm, các cách quạt bị tắt tiếng, hoặc thậm chí đưa ra các ghi chú bằng cách sử dụng kỹ thuật quạt liên tục. Khi bạn thực hành, hãy chắc chắn rằng bạn chơi cùng với một nhịp, hoặc tốt hơn, một ca khúc nào đó. Nó luôn luôn là hữu ích để áp dụng những gì bạn đang tập luyện để bạn thành công thật sự.

Còn rất nhiều cách quạt khác được biên soạn khá kỹ lưỡng trong giáo trình guitar đệm hát của trung tâm. Bạn có thể liên hệ trung tâm để có bộ giáo trình này cho riêng mình. Hy vọng rằng bài viết này ích lợi cho bạn.

Bài viết tham khảo: https://www.guitarlessons.com

lớp học guitar tphcm

Các bước để học chơi một bài hát

Để học chơi các bài hát dễ dàng bạn nên gắn bó với một hệ thống các bước đã được thử nghiệm phù hợp với bạn. Những người chơi đàn lâu có thể tự tin lắng nghe bài hát và chơi trong vòng vài phút, trong khi những người khác, đặc biệt là người mới chơi có thể sẽ cần một số bước để giúp bạn. Sau đây là những bước cơ bản để chinh phục một bài hát:

Bước 1: NGHE

Bạn nghĩ bạn biết rõ bài hát bạn muốn học chơi? Ngay cả những bài hát đơn giản nhất cũng sẽ có những thay đổi tinh tế, sắc thái hoặc một hợp âm kỳ lạ mà bạn không lường trước được.

Vì vậy, trước khi bạn gảy cây đàn guitar của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã quen thuộc với bài hát. Đầu tiên, đi đến phương tiện nghe nhạc ưa thích của bạn (YouTube, iTunes, Spotify, v.v.) và lắng nghe nó. Ví dụ: một thay đổi quan trọng hoặc một điệp khúc có một dòng khác hơn những người khác. Nghe cả hai phiên bản studio và trực tiếp, cũng như bất kỳ bài nào để bạn sẽ có được bức tranh đầy đủ về những gì bài hát đòi hỏi.

Bước 2: HỢP ÂM

Bây giờ bạn cần phải chia nhỏ bài hát bằng cách hiểu và học các hợp âm và những gì bạn cần để chơi và khi nào chơi. Hãy ghi lại các hợp âm mà bạn cần chơi trong bài hát.

Bây giờ bạn tự tin chơi các hợp âm và thay đổi chúng theo cấu trúc bài hát với tốc độ chậm.

Bạn đã thực sự quen thuộc với bài hát, vì vậy hãy bắt đầu kết hợp các đoạn solo và nhịp điệu.

•                Chơi chậm rãi, không có nhịp, cho đến khi mỗi câu thật “sạch sẽ”

•                Chơi với nhịp ở tốc độ một nửa của bản gốc, hoặc bất cứ tốc độ nàobạn cảm thấy thoải mái.

•                Một khi thoải mái với điều này hãy tăng dần tốc độ.

Bước 3: ĐẶT TẤT CẢ CÙNG NHAU

Bây giờ chúng ta có các bộ phận thành phần để nối kết tất cả cùng nhau …

Đầu tiên chúng ta hình dung từng phần của bài hát và những gì bạn cần làm với mỗi bàn tay của bạn. Tiếp theo, thực hành, không có nhịp, để đảm bảo bạn có cả tính lưu động và chính xác khi bạn chuyển đổi giữa các phần. Ở giai đoạn này, tốc độ và thời gian không quan trọng. Sau đó, tắt bạn đi với nhịp, ở tốc độ chậm hơn so với bản gốc và ở một nhịp độ đó là thoải mái cho bạn. Một khi bạn cảm thấy thoải mái và không có lỗi, hãy chuẩn bị tiến tới từ 80% đến 90% tốc độ ban đầu.

Bước 4: PHIÊN BẢN CUỐI CÙNG

Đây là quy trình gồm ba giai đoạn:

•                Hãy suy nghĩ về cảm giác của bài hát. Các kỹ thuật khác nhau được triển khai như thế nào và thêm các kỹ thuật này vào PLUS bất kỳ phần tô điểm nào khác của riêng bạn vẫn đảm bảo nó không mất quá nhiều so với bản gốc.

•                Chơi cùng với metronome ở tốc độ tối đa.

•                Chơi cùng với bản gốc ở tốc độ tối đa

Chúng tôi hy vọng bạn có thể sử dụng một số hoặc tất cả các mẫu này để giúp bạn đạt được thành công mà bạn mong muốn.

Âm nhạc có chữa bệnh tự kỷ?

Tự kỷ là bệnh gì?

Tự kỷ là một loại bệnh khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ:

Thiếu những cử chỉ trong những năm đầu đời

Không bập bẹ khi đã được 12 tháng tuổi

Không phản ứng khi người khác gọi tên

Thiếu sự giao tiếp trong ánh mắt

Có những hành động lặp đi lặp lại

Không nói được từ nào khi đã 16 tháng tuổi

Nét mặt vô cảm và ít cười

Khó chịu khi người khác dỗ dành, động viên

Kĩ năng nói, giao tiếp ngày càng kém

Hay chơi một mình

Chữa bệnh tự kỷ bằng âm nhạc

* Âm nhạc cải thiện khả năng giao tiếp:

Trong một bài hát, mỗi giai điệu sẽ có sự thay đổi ( có lúc vang lên, lúc trầm xuống hay lúc thăng bằng…) điều này không chỉ tác động đến người nghe mà khi người bệnh trầm cảm sử dụng một loại đạo cụ nào đó để chơi thì cần phải chạy theo đúng những giai điệu của bài hát. Chính yếu tố này sẽ đánh thức các giác quan của bộ não nhạy bén hơn, khả năng tiếp ứng nhanh hơn…. góp phần cải thiện bộ não người bệnh hoạt động tích cực. Từ đó, bệnh nhân sẽ trở nên linh động hơn, thích ứng và xử lý tốt mọi tình huống giống như những người bình thường khác.

* Âm nhạc giúp người bệnh tự kỷ cảm thấy yêu đời hơn:

Khác với những người bình thường, khi mắc bệnh tự kỷ người bệnh có những cung bậc cảm xúc vui buồn, giận hờn xen kẽ kèm theo đó là những suy nghĩ tiêu cực không hứng thú với bất kì một hoạt động nào cả. Chính điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ. Việc đưa âm nhạc vào trong tâm trí trẻ với những  giai điệu mới lạ sẽ làm thay đổi tâm trạng của trẻ giúp trẻ quên đi những suy nghĩ tiêu cực, quên đi nỗi buồn để bắt đầu hòa mình vào trong những giai điệu mới lạ giúp trẻ cảm thấy yêu đời hơn.

* Âm nhạc khắc phục các triệu chứng bệnh tự kỷ:

Ngoài 2 lợi ích mà âm nhạc mang lại như đã kể trên thì việc chữa bệnh tự kỷ bằng âm nhạc còn là phương pháp nhằm khắc phục những triệu chứng thường gặp ở bệnh tự kỷ như gây hấn, bồn chồn, mất tập trung…. Điều này đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh qua cuộc thử nghiệm vào năm 2009.

Trước khi tiến hành cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã phân chia trẻ mắc bệnh tự kỷ làm 2 nhóm. Nhóm thứ 1 thực hiện phương pháp trị liệu bằng âm nhạc và nhóm thứ 2 là không dùng âm nhạc. Qua kiểm tra kết quả, cho thấy nhóm thứ nhất đã khắc phục tốt các triệu chứng của bệnh tự kỷ sau 2-3 tuần trị liệu.

*Âm nhạc làm giảm sự lo lắng:

Có thể trước đó, bạn đang lo lắng một chuyện gì đó nhưng khi âm nhạc đến với bạn, những suy nghĩ, lo lắng bắt đầu tan biến dần,trong tâm trí bạn lúc này chỉ còn lại những giai điệu của bản nhạc mà thôi.

Hiểu được những lợi ích mà âm nhạc mang lại cho người bệnh tự kỷ. Thế nhưng, để việc điều trị mang lại kết quả sớm nhất, bệnh được khắc phục hoàn toàn và không có khả năng tái phát lại thì trong quá trình chữa bệnh tự kỷ người thân cũng được xem là yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy luôn là những người bạn đồng hành cùng lắng nghe, chia sẻ những cảm xúc của người bệnh và tạo cho họ một tâm lí thoải mái, vui vẻ mọi lúc mọi nơi để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh hơn. Người bạn đồng hành sẽ tốt hơn nếu có âm nhạc bên cạnh.

Piano Lessons for Kids NYC – Riverside Music Studios 212-247-4900

* Âm nhạc mang lại niềm vui:

Trong những lúc mệt mỏi, buồn tủi hãy đến với âm nhạc, đánh đàn và hát một cách thoải mái. Vì âm nhạc sẽ kết nỗi mọi người với nhau, không còn lo lắng mọi thứ xung quanh, làm cho bản thân nhẹ nhàng và yêu đời, người tự kỷ sẽ nhanh chóng hòa nhập. Những lớp học guitar hay piano luôn tạo điều kiện cho trẻ linh hoạt hơn với các thầy giáo vui vẻ, thân thiện, quan tâm, và nói chuyện để các em trở nên tốt hơn; giúp các em nhanh chóng gần gũi với âm nhạc và với mọi người xung quanh.

Tìm hiểu về một số thể loại nhạc: POP, ROCK, JAZZ,…

Nhạc pop:

Nhạc Pop là một thể loại của nhạc đương đại và rất phổ biến trong làng nhạc đại chúng. Thuật ngữ này không cho biết một cách chính xác về thể loại nhạc hay âm thanh riêng lẻ nào mà nghĩa của nó lại rất khác nhau phụ thuộc vào từng khoảng thời gian trong lịch sử của nó và từng địa điểm khác nhau trên thế giới. Trong làng nhạc đại chúng thì nhạc Pop thường được phân biệt với các thể loại khác nhờ một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật như nhịp nhảy hay nhịp phách, những giai điệu đơn giản dễ nghe, cùng với một số đoạn trong bài hát được lặp đi lặp lại. Ca từ trong nhạc Pop thường nói tới tình yêu, xúc cảm và sự nhảy múa. Là loại nhạc phổ biến (popular) hiện nay ở hầu hết các ca khúc như của Celine Dion, Madonna, Frank Sinatra, Brandy… Pop chú trọng nhiều hơn Rock về giai điệu và nhịp điệu, âm thanh cũng mềm hơn.

Trước hết, có thể hiểu ngay “nhạc Country” đó là nhạc đồng quê. Khi âm thanh và giai điệu nổi lên, người ta có thể hình dung đến những đồng cỏ bạc ngàn xanh mướt – với những chàng cao bồi miền Tây lãng du. Nói đúng hơn, nhạc Country gắn liền với một nển văn hoá cao bồi mà ở Mỹ chính là quê hương. Nhạc đồng quê ra đời ở Mỹ dựa trên nhạc thượng du miền Nam, chịu nhiều ảnh hưởng từ những hệ thống nhạc khác như Blues, Jazz. Loại nhạc này thường có giai điệu trầm buồn.

Nguồn gốc của chúng xuất phát từ những người dân Anh nhập cư đến Mỹ, họ mang theo những ca khúc Ballad Celtic với phần lời theo lối kể chuyện mộc mạc, bình dân. Nói khác đi, cội nguồn của nhạc nhạc country chính là những bài dân ca mà những người dân nhập cư từ Anh, Scotland, Iraland đã mang đến vùng núi Appalanchian ở miền Nam Mỹ vào thế kỷ 18 – 19. Dòng nhạc thanh cảnh, không cần nhiều nhạc cụ, đôi khi chỉ là một cây guitar; người ta vẫn say sưa hát. Nội dung đơn giản, chủ đề thường gặp ở nhạc Country là những triết lý nhỏ về cuộc sống, cuộc đời của những người lao động, sự cô đơn hay những niềm tin và các mối quan hệ trong gia đình.

Ngày nay, để đáp ứng thị hiếu của người nghe, các nhà sản xuất thường pha trộn giữa Country với nhạc Pop và Rock đã phần nào làm cho người nghe, nhất là giới trẻ, khó có thể nhận và phân biệt từng loại nhạc. Tuy nhiên, cũng phải nhờ họ mà nhạc nhạc Country không bị rơi vào sự lãng quên.

III. Nhạc Rock:

Còn gọi là Rock’N’ Roll, do Elvis Presley khai sinh từ thập kỷ 50.

Dựa trên tiết tấu của ca ba loại nhạc trước đó (Blues, Jazz, Country) nhưng Rock lại có tiết tấu mạnh và nhanh, thường sử dụng các loại nhạc cụ điện tử.

Rock chú ý tới hiệu ứng âm thanh của các nhạc cụ hơn là giọng hát.

“Folk rock” (rock dân ca) là loại rock nhẹ giống như “slow-rock”, “soft-rock”…

“Hard rock” là loại Rock nặng với tiết tấu dữ dội và âm thanh cực lớn, chát chúa. Cùng thể loại này là “heavy rock”, “heavy metal”.

Tất cả những ban nhạc nổi tiếng thập kỷ 60 đều bắt đầu bằng nhạc rock and roll. Đó là Beatles, Rolling Stones, The Kinds, The Who, Manfred Mann, The Animals.

IV. Nhạc R&B

R&B là viết tắt của Rhythm and Blues. Cũng có thể nói R&B là một nhánh rẽ lớn của thể loại nhạc Blues đã có từ trước đó khá lâu. R&B, thể loại nhạc có nguồn gốc từ cộng đồng người Phi da đen này đã phát sinh từ đầu thế kỉ 20 và trở thành một loại nhạc phổ biến trên nhiều quốc gia vào khoảng thập niên 40.

Đó cũng là thời gian những người châu Phi bị bắt đưa sang châu Mỹ sống tập trung tại miền Nam và sau đó họ đã có những cuộc chuyển cư hàng loạt đến vùng Trung, Bắc, Tây Mỹ. R&B đã cùng họ phát triển rộng ở khắp châu Mỹ. Những bản ghi âm chính thức đầu tiên được thực hiện vào năm 1938 và cho đến thập kỉ 60 người ta đã biết nhiều đến những cái tên như B.B. King, James Brown… Cũng trong khoảng thời gian đó, R&B phân hoá thành 3 luồng chính: Chicago Soul, Motown Sound và Southern Style phát triển khá mạnh mẽ. Thập niên 60 cũng có thể gọi là thời kì vàng son của thể loại nhạc này.

V. Dance

Nhạc khiêu vũ (hay còn gọi là nhạc dance, nhạc nhảy, nhạc sàn) là nhạc thường dùng để nhảy, múa là chính nhưng người ta cũng có thể dùng để nghe, lồng ghép…

VI. Nhạc Jazz

Jazz là một nét văn hoá bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ và đã được tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt nên jazz, nhưng chính văn hoá Mỹ mới là nơi jazz nảy mầm và phát triển. Jazz không phải là loại nhạc của người da trắng, cũng chẳng phải là của người da đen, mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục, di sản và cả triết học. Thời gian trôi qua, và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz

VII. Nhạc Blues

Cùng với nhạc Jazz, nhạc Blues có nguồn gốc từ những bài ca lao động, tôn giáo và dân ca của người Mỹ da đen được người Mỹ da đen khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. Nhạc Blues khá buồn, vì thế nên có tên Blues (buồn) Nhạc Jazz thường được biểu diễn bằng kèn, giai điệu réo rắt.

Khởi nguồn của Blues không đơn giản một cách chắc chắn như là đã được khắc lên đá. Trong một vài năm, đã có rất nhiều chuẩn mực về giai điệu, cách hoà âm được thiết lập, và những chuẩn mực này đã và vẫn đang được biểu diễn rộng rãi. Blues có thể rất buồn, hạnh phúc, chậm, nhanh, không lời, ca khúc… và thậm chí là bất cứ nét nhạc nào do các nghệ sỹ viết ra.Lịch sử của các giọng hát nhạc blues được chia thành hai nửa. Mỗi nửa thể hiện một giai đoạn khác nhau. Nửa đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm 1930. Nửa này ghi nhận hai phong cách hát blues riêng biệt. Phong cách thứ nhất có thể được coi là country hoặc rural-blues trong khi đó phong cách còn lại được gắn mác city hoặc urban-bluesNhạc blues đồng quê được hát bởi những người đàn ông với nhạc cụ và phần nhạc đệm đơn giản. Những ca sỹ hát nhạc blues thời đó thường chỉ có cây guitar là nhạc cụ duy nhất để đệm cho mình. Ca từ cũng rất đơn giản và âm nhạc thật sự rất mộc mạc và không hề được gọt giũa.Nhạc blues thành phố bao gồm cả giọng ca của các ca sỹ nam và nữ. Âm nhạc ở đây tao nhã và tinh tế hơn nhạc blues đồng quê. Thay bởi phần nhạc nền đơn giản, những ca sỹ nhạc đồng quê thành phố còn có thể sử dụng một nhóm khiêu vũ nhỏ phụ hoạ. Bessie Smith, Ma Rainey, và Chippie Hill là những ca sỹ nổi tiếng nhất ở phong cách này.

Blues được sử dụng nhiều trong tất cả các loại nhạc phổ thông.

VIII. Flamenco

Flamenco là một loại hình nghệ thuật mang đậm phong cách đặc trưng của nền văn hoá Tây Ban Nha, tổng hợp từ ba thể loại : Cante, bài hát; Baile, vũ điệu, và Guitarra, nhạc công chơi guitar. Khi mới nghe Flamenco, ta dễ lầm tưởng đó chỉ là những giai điệu đơn giản được hoà trong tiếng gõ nhịp cùng những vũ nữ với bộ váy xoè nhiều lớp, nhưng thật sự đây là loại hình nghệ thuật độc đáo và tràn đầy rung cảm nghệ thuật.

Những người Gyspi ở miền Nam Tây Ban Nha được coi là người sáng tạo ra, tuy nhiên những bài hát và điệu nhảy dân gian Tây Ban Nha, cùng sự giao thoa của các nền văn hoá trong nhiều thế kỷ đã góp phần trực tiếp và gián tiếp cho sự hình thành của Flamenco. Flamenco sơ kỳ mới chỉ là những âm thanh cùng tiếng vỗ tay theo giai điệu, sau này mới có thêm biểu diễn guitar. Khác với vũ đạo Châu Âu, Flamenco mang hơi hướng phương Đông. Vũ công qua động tác và thần thái phải truyền tải được những ý tưởng, tình cảm và nội dung của ca khúc. Những nhịp điệu được kết hợp cùng tiếng gõ chân kỹ thuật, vì vậy giày nhảy của vũ công thường là loại đặc biệt với nhiều đinh tán ở đế giày. Y phục của người vũ nữ là những bộ váy xoè nhiều lớp, ôm sát người để tôn lên dáng điệu yêu kiều, uyển chuyển.

Nguồn : http://musicshow.vn

Làm sao để tập Guitar hiệu quả?

  Bài viết này viết về cách học đàn guitar đơn giản, được thiết kế để giúp bạn sau một thời gian tập guitar các bạn có thể nắm được những cách để tập bài hát nhanh hơn và giảm việc chán nản, mệt mỏi khi tập luyện mà không có kết quả.

Các bước trong hướng dẫn này cần được thực hiện một cách lần lượt. Quan trọng nhất khi bạn tập theo hướng dẫn này là tinh thần tự học và tự giác cao độ, thể hiện bằng việc tập guitar ít nhất 30 phút mỗi ngày để đầu ngón tay trái lên chai và không còn đau khi ấn hợp âm nữa. Đây sẽ là kết quả bản lề của việc tập guitar của bạn, và việc bạn có chơi được guitar hay không phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có quen được với sự đau tay ở giai đoạn này không.

Sau đây là 6 bước học đàn guitar đệm hát đơn giản nhất:

1. Biết cấu tạo đàn guitar

Bạn sẽ rất muốn bỏ qua phần này nếu muốn tìm một cách học đàn guitar nhanh và đơn giản nhất. Tuy nhiên hiểu biết về cấu tạo của cây đàn guitar và chức năng của từng bộ phận là việc vui vẻ, nhanh chóng nhất bạn có thể học được về đàn guitar, và giúp cho bạn hiểu được các bài hướng dẫn nhanh hơn rất nhiều. Thử tưởng tượng xem, mỗi lần bạn được một người bạn hướng dẫn, giả sử là ấn vào phím 3 của dây D trên cần đàn, bạn lại phải tra cứu xem cần đàn là cái gì, thì có lẽ sẽ rất lâu bạn mới thành thạo được đàn guitar đấy!

2. Làm quen với việc cầm cây đàn Guitar đúng cách

Trước khi bạn bắt đầu chơi được cây đàn guitar nhanh nhất, bạn sẽ cần phải biết cách cầm đàn guitar sao cho đúng cách. Cách cầm đàn dễ hiểu nhất cho bạn ở thời điểm này là phương pháp cầm đàn guitar chạm 3 điểm: Ngực, tay phải và đùi phải. Khi ngồi chơi đàn, bạn nên ngồi thẳng lưng nhưng không cần thiết phải quá thẳng, mà chỉ cần thoải mái để bạn có thể ngồi chơi được nhiều giờ.

Ngoài ra, với người mới tập thông thường không nhìn được cần đàn để bấm, bạn sẽ muốn có một chiếc giá để kê chân, lúc này chiếc đàn của bạn sẽ được nghiêng ra và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy phím đàn để ấn hơn, mà không cần phải vươn cổ một cách khó chịu để có thể thấy được vị trí cần bấm.

3. Tập ấn một số hợp âm cơ bản

Việc chơi guitar đệm hát bắt đầu kể từ khi bạn tập chơi hợp âm. Nếu các hợp âm của bạn nghe tốt (không bị rè, không bị mất tiếng của dây nào), bạn đã đi được khá xa trong việc tập Guitar đệm hát rồi đấy!

Trong việc học Guitar, có một số hợp âm được sử dụng đến 80% thời gian, và nếu luyện tập được các hợp âm này bạn đã có thể đệm được rất nhiều bài hát rồi. Vậy cách ấn các hợp âm guitar đơn giản là gì?

– Giữ cho tất cả các ngón tay của bạn không bị gãy ngón.

– Giữ cho tất cả các ngón tay thẳng và không chạm vào dây khác

– Khi tất cả ngón tay đã thẳng thì cần phải đủ lực để không bị mất tiếng của nốt nhạc nó ấn vào.

4. Thuộc lòng một vài vòng hợp âm phổ biến

Bạn có biết có rất nhiều các ca khúc phổ biến hiện tại có thể chơi được chỉ với 4 hợp âm hoặc ít hơn? Thực tế là đúng như vậy, bạn chỉ cần học thuộc thế tay của 6 hợp âm Am, F, C, G, Dm, Em và chuyển được giữa 6 hợp âm này, và trang bị thêm một chiếc Capo là bạn đã có đầy đủ khả năng của tay trái để chơi rất nhiều bài hát có từ 4 – 6 hợp âm cho guitar cơ bản rồi.Vậy bí kíp ở đây là gì? Ở phần tập vòng hợp âm này, để chơi được một bài bạn không chỉ cần phải thuộc thế tay của các hợp âm của bài đó. Bạn còn cần phải chuyển được thế tay từ hợp âm này sang hợp âm kia nhanh và đúng thời điểm ! Sau đó phải chuyển hợp âm ở đúng thời điểm kết thúc ô nhịp của hợp âm cũ và chuyển được sang hợp âm mới mà âm thanh vẫn được đầy đặn (nhắc lại: không bị rè hoặc mất tiếng của dây nào).

5. Luyện tập tay trái

Quan trọng nhất ở phần luyện tập này là bạn chỉ luyện tập cho tay trái. Ở thời điểm này bạn nên quên gần như hoàn toàn tay phải đi. Bởi vì trong việc học đàn guitar hay học bất cứ kiến thức nào khác, chúng ta đều tiến bộ được nhanh nhất khi tập trung vào một kĩ năng một lúc. Bạn sẽ không muốn chuyển sang luyện tập một kĩ năng mới khi kĩ năng cũ chưa thành phản xạ, bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến tiến độ học tập của bạn qua 2 cách:

– Bạn sẽ mất rất lâu để có thể tập được kĩ năng mới, bởi vì kĩ năng cũ của bạn chưa được hoàn thiện.

– Bạn có thể sẽ hỏng cả những kĩ năng cũ bạn đã luyện tập gần được.

Giờ bạn đã biết cách nhanh nhất và đơn giản nhất để học đàn guitar là chậm lại, và hoàn thành xong từng phần kĩ năng rồi mới chuyển qua các phần tiếp theo, trong đó ở phần này bạn cần luyện tập kĩ năng ấn hợp âm của tay trái. Vậy tay phải bạn làm gì? Rất đơn giản, ở phần này mình muốn bạn sử dụng 1 ngón tay của tay phải (hoặc móng gảy cũng được nếu bạn quen) rải (quạt) xuống đúng một lần vào đầu ô nhịp chứa hợp âm đó, sau đó để vang đến khi bạn chuyển sang hợp âm tiếp theo. Quan trọng nhất ở phần này là khi bạn rải (quạt) xuống này tất cả các dây phải được vang lên đầy đặn (lại nữa: không rè và và không dây nào bị mất tiếng), và chuyển hợp âm đúng lúc, vậy tay phải của bạn chỉ cần làm một nhiệm vụ tối thiểu như vậy thôi là đủ!

Bạn biết điều gì là tuyệt vời nhất trong việc tập các vòng hợp âm không? Có rất nhiều bài hát chỉ sử dụng 1 vòng hợp âm từ đầu đến cuối bài, và với các bài này bạn chỉ cần tập chuyển hợp âm được 1 lần hoàn chỉnh là bạn có thể lặp lại và chơi hợp âm cho cả bài đó rồi! Ngoài ra, Có rất nhiều bài sử dụng chung một vòng hợp âm, nghĩa là bạn chỉ cần chuyển được một vòng hợp âm phổ biến là bạn đã có thể chơi được cùng lúc 4 5 bài khác rồi!

Vậy bạn sẽ muốn tập theo vòng hợp âm nào trước tiên? Vòng hợp âm nào là phổ biến xuất hiện ở nhiều bài?

Một số vòng hợp âm cơ bản gợi ý cho các bạn :

C – Am – F – G

C –  G – Am – Em – F – C – Dm- G7

G – Em – C – D

6. Tập một số tiết điệu quạt ballad cơ bản cho tay phải

Sau khi bạn đã ấn vững và chuyển được giữa các hợp âm rồi, bạn sẽ không muốn (rải) quạt xuống đầu hợp âm mãi cả bài nữa, vì nghe sẽ hết sức đơn điệu và bạn và người nghe sẽ chán chết mất!!

Việc tiếp theo của bạn bây giờ là luyện tập cho phần tay phải của mình có thể quạt được một số tiết tấu guitar cơ bản và dễ áp dụng.

Một số cách quạt ballad cơ bản : (Lưu ý khi quạt các bạn nên chú ý đên phần nhịp trong tiết tấu quạt để dễ áp dụng với phần hợp âm bên tay trái )

Một số cách quạt ballad cơ bản

Sau khi tập quen với một tiết tấu và các bạn có thể nhịp chân được , chúng ta sẽ kết hợp với phần hợp âm sao cho khi các bạn chuyển theo vòng hợp âm của bài tiếng đàn không bị ngưng hoặc không đều.

Sau khi hoàn thành cả tay trái và tay phải chúng ta sẽ bắt đầu thêm cả phần hát vào khi chúng ta đệm , đây là bước thực sự khó khăn nhất đối với các bạn mới bắt đầu.

Các khó khăn mà bạn sẽ gặp phải :

+ Khi kết hợp phần hát thì bên phần quạt lại bị sai.

+ Nếu tập trung phần hát thì phần hợp âm sẽ chuyển không kịp ô nhịp.

+ Nếu đàn và hát cùng lúc thì nhịp chân sẽ bị sai .

        Đừng lo lắng !!!!

Đây là điều mà bất cứ tay guitar nào khi tập đệm hát điều gặp và các bạn sẽ phải cố gắng để vượt qua giai đoạn này !!!

Hãy chậm lại một tí !!!

Chúng ta sẽ quay lại các giai đoạn trên :

1/ Tập tay trái để chuyển vòng hợp âm thật nhuần nhuyễn.

2/ Tập phần quạt tay phải sao cho đúng nhịp của bài.

3/ Kết hợp tay trái tay phải và nhịp chân theo từng ô nhịp sao cho bạn có thể nói chuyện với những người xung quanh khi tay vẫn đàn .

4/ Chúng ta sẽ bắt đầu thêm phần hát vào trong khi tay vẫn đàn .

Hãy lập đi lập lại các bước như vậy cho đến khi bạn có thể thấy mình điều khiển được tất cả (tay trái, tay phải, nhịp chân, hát) thì lúc này bạn đã thuần thục hơn trong phần đệm cũng như phần hát của một tác phẩm !!!

Hãy cố gắng hằng ngày để đạt được kết quả nhé !!!