học phí khóa học guitar

HỌC PHÍ TRUNG BÌNH CHO MỘT KHÓA HỌC ĐÀN GUITAR HCM BAO NHIÊU TIỀN?

Đối với tất cả các học viên khi quyết định lựa chọn 1 địa chỉ để tham gia học đàn guitar thì ngoài việc quan tâm đến chất lượng giảng dạy thì yếu tố về học phí cũng luôn là vấn đề mà mọi người rất cân nhắc. Vậy thì học phí khóa học guitar hiện nay là bao nhiêu?

Âm nhạc từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta, chính vì vậy mà nhu cầu của mọi người trong việc tìm đến với các loại nhạc cụ ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhất là việc chơi guitar bởi âm thanh giản dị, mộc mạc cùng với việc tập luyện khá đơn giản nên chơi đàn guitar đã là sự lựa chọn của rất nhiều người trong việc thư giãn, giải trí. Học đàn guitar ở hcm mất bao nhiêu tiền là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi muốn đầu tư chơi loại nhạc cụ này. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số kiến thức để giải đáp các thắc mắc trên của bạn.

Đối với tất cả các học viên khi quyết định lựa chọn 1 địa chỉ để tham gia học đàn guitar thì ngoài việc quan tâm đến chất lượng giảng dạy thì yếu tố về học phí cũng luôn là vấn đề mà mọi người rất cân nhắc. Thông thường thì giá 1 khóa học guitar sẽ có sự chênh lệch khác nhau giữa các trung tâm và sẽ có sự khác nhau giữa từng khóa học như khóa học căn bản hay khóa học cấp tốc, khóa học đệm hát….Để bạn có thể lựa chọn cho mình 1 địa chỉ học đàn guitar với mức giá hợp lý nhất thì bạn có thể tìm hiểu qua internet hoặc tham khảo ý kiến trực tiếp của những người đã từng tham gia học đàn guitar để có được cho mình sự lựa chọn đúng đắn nhất. 

Guitar là gì? hãy tìm hiểu trên wiki guitar

1. Nhu cầu học đàn Guitar của bạn

Tùy vào nhu cầu của bạn mà có thể xác định học phí khóa học guitar phù hợp mà bạn cần theo học. Nếu bạn tự học được thì tốt, còn nếu không, bạn có thể sẽ phải trả tiền tại các trung tâm âm nhạc. Theo kinh nghiệm của người viết thì bạn nên đến các trung tâm, như vậy bạn sẽ được đào tạo bài bản, nắm được các kỹ thuật cơ bản, sau đó việc tự học sẽ dễ dàng hơn.

2. Đặc điểm khóa học đàn guitar tại các trung tâm

– Chất lượng giảng dạy tốt nhất, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.

   – Phương pháp đào tạo hiện đại, khoa học kết hợp những giáo án chuyên dùng nhất hiện nay.

   – Phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết theo tiêu chuẩn.

   – Đảm bảo hiệu quả học tập cao nhất cho học viên.

3. Các khóa học đàn guitar tương ứng với học phí

– Khóa học đàn guitar cơ bản

  – Khóa học đàn guitar nâng cao

  – Khóa học đàn guitar cổ điển

  – Khóa học đàn guitar hiện đại

  – Khóa học cho người lớn

  – Khóa học cho trẻ em

Tùy nhu cầu của bạn mà bạn chọn cho mình khóa học phù hợp. Trước tiên bạn hãy xác định thật chắc chắn nhu cầu của bản thân là gì nhé.

4. Học phí các khóa học guitar tại Grace Music School:

Các mức học phí khóa học guitar rất đa dạng. Tùy thuộc vào chất lượng, cơ sở vật chất của trung tâm, năng lực giảng dạy của giáo viên mà các mức giá sẽ khác nhau. Có những người giảng dạy chỉ với khoảng 150 nghìn/buổi nhưng cũng có những chỗ lên đến cả triệu đồng/buổi.

Điều quan trọng là bạn phải tìm được các trung tâm thích hợp, uy tín. Tránh trường học học ở các trung tâm giá rẻ, tiền thì mất mà tật thì mang.

5. Có gì ở lớp học của Grace Music School?

Phòng học: Tiện nghi, đầy đủ trang thiết bị cần có, học viên chỉ việc đến học tập : điều hòa mát lạnh, wifi căng đét, có guitar sẵn cho học viên đến tập, giá nhạc, sách nhạc…. đầy đủ.

Lớp học: Trung bình từ 3-5 người

Không khí học tập vui vẻ, như một gia đình, có giao lưu sau mỗi buổi học không chỉ guitar mà còn …bla…bla…vấn đề nóng hổi khác…Trong quá trình học ai tiến bộ đều được tặng quà phụ kiện ^^ 

Thời gian: 3 tháng, 1 tuần 2 buổi. Đối với những lớp mà tập chưa tốt mình có thể bổ sung (miễn phí) vài buổi học cuối khóa để đảm bảo kỹ thuật khi hết khóa học.

Đối tượng: Mọi đối tượng không phân biệt già, trẻ, nam, nữ…miễn là có nhu cầu và có thời gian luyện tập, có đam mê thì càng tốt.

Học phí khoá guitar đệm hát cơ bản

☑ THEO THÁNG:  1.200.000đ/ tháng

☑THEO KHOÁ:      3,900,000đ / khóa

Như vậy để học đàn guitar thì bạn phải đầu tư một cây đàn, đi học các khóa học đàn cụ thể (nhanh thì cũng phải 3 tháng đến 6 tháng để bạn có thể đệm hát cơ bản). Tùy vào nhu cầu của bản thân mà bạn có thể tính toán số tiền mà bạn cần đầu tư rồi chứ!

Tìm hiểu thêm về khóa học guitar tại đây: https://www.hocguitar.org/

Khóa học guitar cơ bản

Khóa học guitar online

Học đàn guitar đệm hát

Tự học đàn Guitar hay tìm thầy dạy?

Chọn mua đàn Guitar chất lượng tốt đã khó nhưng học để chơi Guitar nhuần nhuyễn còn khó hơn gấp nhiều lần. Vậy: Tự học đàn Guitar hay tìm Thầy dạy?

Câu hỏi này là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ mới làm quen với đàn Guitar. Mình sẽ phân tích cho các bạn một số ưu nhược điểm của việc tự học Guitar và học qua giáo viên dạy nhạc.

Trước khi quyết định tự học hay tìm thầy dạy thì điều bạn cần làm là:

–       Định hướng đam mê.

–       Chọn mua đàn Guitar tốt và phù hợp.

Với những bạn mới tập và chưa hiểu gì về nhạc lý

Đối với những bạn mới làm quen với đàn Guitar thì mình khuyên các bạn nên tìm thầy dạy Guitar để học. Bởi vì khi đã quyết định tậu một chiếc đàn Guitar cho đam mê của mình thì không có lý gì bạn lại không đầu tư tiếp để theo đuổi con đường đam mê ấy.

Nhạc lý, và những kĩ năng cơ bản để chơi đàn là nền tảng vững chắc nhất giúp bạn đi tiếp trên con đường âm nhạc. Trên thực tế, những người chơi đàn Guitar thành công theo hướng tư học rất ít. Vì vậy, trước khi mơ ước mình nằm trong số ít những người thành công theo con đường tự học, thì bạn hãy tìm cho mình một giáo viên Guitar phù hợp. Đến với Guitar Grace Music các bạn sẽ được hướng dẫn những kĩ năng cơ bản để chơi đàn. Chỉ có một người thầy giỏi mới có thể giúp bạn đánh thức đam mê trong từng nốt nhạc.

Với những bạn đã có kiến thức căn bản về lý thuyết âm nhạc và đàn Guitar

Không như những người mới tập, những bạn đã có kiến thức căn bản về lý thuyết âm nhạc và đàn Guitar có thể tự mình học để phát triển kĩ năng chơi nhạc mà không cần thầy dạy. Tuy nhiên nên tìm những tài liệu, video uy tín và phù hợp với dòng nhạc mình đang chơi.

Tự học đàn Guitar

Ưu điểm khi tự học đàn Guitar

–       Chủ động trong việc học tập và tìm tài liệu

–       Chủ động về thời gian

–       Tiết kiệm tối đa chi phí học nhạc

–       Phù hợp với những người có lịch sinh hoạt không cố định và luôn thay đổi

Nhược điểm:

–       Dễ bị rơi vào tình trạng bế tắc và không biết bắt đầu từ đâu.

–       Khi bị sai không thể sửa ngay vì không có thầy phát hiện ra và chỉ dẫn.

–       Dễ bị rơi vào lối mòn của những cách đánh đàn và kĩ năng đánh đàn không đúng.

–       Tốn thời gian hơn nhiều so với các bạn được thầy hướng dẫn.

–       Dễ chán nản và bỏ giữa chừng.

–       Một số kĩ năng chơi đàn Guitar mà chỉ khi có thầy hướng dẫn mới làm được.

–       Rất khó để phát triển kĩ thuật chơi đàn.

  Tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau có phải là cách học hay?

Bên cạnh đó, khi tập đàn Guitar dù là Guitar Acoustic hay Guitar Classical rất nhiều bạn trẻ học hỏi từ quá nhiều nguồn thông tin khác nhau. Điều này có thể có lợi đối với những người đã xác định đúng hướng âm nhạc của mình, nhưng cũng rất nguy hiểm với những người còn “lơ tơ mơ” về âm nhạc.

Sẽ luôn có nhiều cơ hội học tập và con đường khác nhau để đi, nhưng điều quan trọng là bạn không bị phân tâm bởi lời khuyên từ một người nào đó hay từ nhiều nguồn thông tin khác nhau… Một số người sẽ có những ý tưởng tốt cho bạn nhưng không hẳn tất cả mọi lời khuyên, mọi thông tin đều phù hợp hoàn toàn với bạn.

Nếu bạn tìm hiểu các nguồn tài liệu hoàn toàn khác nhau: từ giáo viên, chuyên gia, video hướng dẫn, các bài học Guitar trực tuyến miễn phí… thì những điều này sẽ dẫn bạn đi trước một bước, sau đó 2 bước bên phải, sau đó thêm một bước về phía trước, sau đó 3 bước để bên trái, sau đó một bước lùi, sau đó hai bên phải, sau đó 1 bước về phía trước và sau đó một bước bên trái …

Một minh họa cho điều này được thể hiện dưới đây. Con đường đầu tiên rõ ràng là cách trực tiếp nhất để đến mục tiêu của mình. Con đường thứ hai là cách tiếp cận theo nhiều nguồn thông tin, tuy cũng hiệu quả nhưng đầy phiền nhiễu và rất có thể đi vào ngõ cụt:

Một khi bạn đã có kế hoạch và định hướng cho đam mê của mình, hãy luôn luôn tập trung vào nó (trừ khi mục tiêu của bạn hoàn toàn thay đổi). Cách tốt nhất để làm điều này là tìm một giáo viên Guitar, vì chính họ sẽ là người giúp bạn trở thành nhạc sĩ hay nghệ sĩ như bạn mong muốn. Đến với Guitar Grace Music các bạn sẽ thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên nghe theo lời khuyên từ những người khác mà bạn cần phải có một nguồn thông tin “chính”, tất cả những lời khuyên khác hãy xem như một nguồn bổ sung, nhưng không nên bị phân tâm bởi nó.

Chúc các bạn thành công!

THAY-DAY-GUITAR-1

Phương pháp học đàn Guitar nhanh

Phương pháp học đàn Guitar nhanh chóng và hiệu quả 100%, phương pháp khoa học và phân tích nghiêm túc giúp bạn vững cơ bản và nâng cao.

Bài viết này dành cho tất cả những ai đam mê Guitar nhưng không có thời gian học bài bản và cụ thể trong các lớp dạy đàn hoặc trung tâm âm nhạc. Tác giả viết bài này với hy vọng: có thể thuyết phục những bạn đam mê Guitar bắt tay vào việc chọn 1 hoặc 2 chiếc đàn và bắt đầu sáng tạo âm nhạc của riêng mình. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số lý thuyết cơ bản và phương pháp đơn giản nhất để các bạn có thể bắt đầu tập  luyện ngay với cây đàn Guitar.

Gỉa định sai lầm:

Trước khi chọn đàn Guitar, tôi đã gặp rất nhiều bạn có những giả định sai lầm về khó khăn để trở thành một nhạc sĩ.

–       Tôi nghĩ rằng tôi đã quá già để bắt đầu học một loại nhạc cụ.

–       Tôi tin rằng tôi không có tài năng âm nhạc và tôi không thể trở thành một nghệ sĩ, thậm chí là một nhạc công.

–       Tôi nghĩ rằng: để chơi được một loại nhạc cụ, bạn cần phải học cách đọc nhạc và nắm vững nhạc lý.

–       Tôi tin rằng: để học được đàn Guitar hay bất cứ một loại nhạc cụ nào, tôi cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.

Những giả định trên hoàn toàn sai, vì rất nhiều nghệ sĩ chơi Guitar thành công mà không hề được học qua trường đào tạo nhạc, rất nhiều bạn trẻ tự sáng tác những bài nhạc của riêng mình, rất hay và đặc biệt mà không hề nắm rõ nhạc lý. Đơn giản vì âm nhạc là sáng tạo. Đàn Guitar là một trong những nhạc cụ bạn có thể sáng tạo không giới hạn.

•         Học cách chơi 1 loại nhạc cụ sẽ giúp bạn mở ra rất nhiều cơ hội và bất ngờ:

–       Tăng khả năng cảm nhận âm nhạc của bạn

–       Giải tỏa stress, căng thẳng và tạo sự thư giãn bất cứ khi nào bạn cần

–       Bạn có thể tham gia vào rất nhiều cộng đồng đam mê âm nhạc, nâng cao cơ hội học hỏi kinh nghiệm của bạn ở những người chơi đàn lâu năm, thậm chí cả các nhạc sĩ nổi tiếng.

–       Âm nhạc không phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính và tín ngưỡng của bạn. Dù bạn là ai thì âm nhạc luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

–       Bạn sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm sự thú vị của các nền văn hóa khác nhau.

–       Bạn có thể tự do trong sáng tạo để sáng tác những bản nhạc của riêng mình.

•         Tài năng âm nhạc không phải là yếu tố quyết định đến khả năng chơi đàn Guitar.

Nếu bạn không có tài năng âm nhạc tôi đã có tin tốt cho bạn, bạn không cần nó. Bạn chỉ cần có thời gian. Qúa trình chơi Guitar, cơ bản là giúp các ngón tay của bạn làm những điều kỳ lạ mà nó không được sử dụng để làm. Bạn không cần là một thiên tài. Bạn chỉ cần dành 10 giờ với cây đàn Guitar, và bạn sẽ được chơi một số bài hát rất tuyệt vời. Tác giả hứa chắc chắn bạn sẽ thành công nếu áp dụng đúng những hướng dẫn trong bài viết. Tham khảo cách chọn đàn Guitar tốt tại Guitar Grace Music

–       Đầu tiên các bạn đã được làm quen với cây đàn guitar , được học tư thế và cách cầm đàn

Dây đàn được đánh số thứ tự từ 1 đến 6 từ dưới lên

Trên bàn tay phải, ngón cái = p , ngón trỏ = i , ngón giữa = m , ngón áp út = a

Ngón p dùng để gẩy 3 dây bass 4, 5 ,6 , ngón i dây 3 , ngón m dây 2 và a dây 1

–       Tiếp đến là 2 bài tập ” Rải dây ” và ” Bấm nốt “

Rải dây : thả lỏng tay phải , dùng lực ngón tay rải lần lượt từ dây 6 xuống dây 1 và ngược lại , lưu ý chỉ dùng lực ngón tay , phần từ cổ tay trở lên cánh tay cố định

Bấm nốt : dùng lần lượt ngón 1 , 2 ,3, 4 bấm vào các ngăn 1 2 3 4 của các dây lần lượt từ 1 đến 6

•         Sau đây là những gì bạn cần làm trong 10h

–       0-30 phút: đọc bài viết này và suy nghĩ về phương pháp chúng tôi đề cập.

–       30-60 phút: Thực hành 5 hình dạng ngón tay cơ bản. Đây có lẽ là phần khó nhất. Bạn phải tập trung trong vòng 30 phút để ghi nhớ các hợp âm được thể hiện dưới đây. Một khi bạn thuộc và hiểu rõ bạn sẽ dễ dàng chơi những bài nhạc đơn giản. Thậm chí, bạn có thể sáng tạo và thử nhiều cách tìm hợp âm cho bài hát, bạn sẽ tìm thấy nhiều âm thanh rất hay ở đây và có thể tiếp tục khám phá trong nhiều năm tới.

–       60-600 phút. Chia nhỏ thời gian tập Guitar đều đặn trong 20 ngày, mỗi ngày 30 phút hoặc lâu hơn. Bạn có thể làm điều này trong khi bạn làm những việc khác như xem truyền hình hoặc chat chit. Chỉ cần tập để vị trí ngón tay chuẩn khi chơi các hợp âm cơ bản và có thể di chuyển linh hoạt trên cần đàn.

Sau đó, hãy hát theo nhịp mà mình đang tập. Cuối cùng, hãy cố gắng để theo kịp với tiến độ của những thay đổi trong các bài hát thực tế. Một khi bạn có thể chuyển hợp âm nhanh thì bạn nên chuyển sang tập sự dẻo dai cho các ngón tay và bàn tay của bạn. Hãy nhớ rằng, Guitar là sự sáng tạo và có rất nhiều cách đánh khác nhau cho một bài nhạc. Vì vậy, bạn không nên lo lắng vì mình không đánh theo một cách  nhất định.

•         Một số lưu ý nhỏ khi chơi Guitar:

–  Không nên tập Guitar liên tục trong nhiều giờ 1 ngày, nếu tay bạn bị đau, bạn nên dừng lại để cơ tay được nghỉ ngơi .

–  Nên chọn đàn Guitar có giá tầm trung để đảm bảo âm thanh không bị lỗi, không nên chọn đàn Guitar giá rẻ.

– Tránh chơi đàn Guitar khi tay còn ướt ( cái này quan trọng, nếu bị chai tay mà tay còn ướt khi chơi đàn thì da tay sẽ dễ bị tổn thương )

–  Ngồi đúng tư thế. Tham khảo tại Guitar Grace Music

–  Sau khi chơi thì đừng để Guitar xuống đất (trầy xước tổn hại đàn)

–  Nên vệ sinh dây đàn và đàn ngay sau mỗi lần chơi (sẽ tránh mồ hôi làm han rỉ dây đàn)

– 1 số cây đàn sơn PU khá mỏng ở cần, nên khi sử dụng capo cần kéo cẩn thận để không làm tróc sơn đàn

– Luôn bảo quản đàn Guitar  trong bao đàn khi di chuyển và khi không chơi nữa.

Trên đây là những bước đi cụ thể trong Phương pháp học đàn Guitar nhanh.

tự học đàn guitar đệm hát

Các kỹ thuật quạt chả guitar cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật quạt chả thiết yếu cho Guitar điện hoặc Acoustic

Trong bài học này, Guitar Ân Điển sẽ hướng dẫn cho bạn năm kỹ thuật quạt chả (strumming) khác nhau mà bạn phải biết nếu bạn là một tay guitar. Nếu bạn là một người chơi guitar đã học hầu hết các hợp âm cơ bản, nhưng khi bắt đầu với phần quạt, bạn không biết phải làm như thế nào, âm thanh khi mình đánh lên rất “thô” thì đây là bài viết dành cho bạn.

Năm kỹ thuật strumming trong bài học này khá quan trọng, do đó, mỗi mẫu quạt được đưa ra bạn có thể đã quen thuộc với một vài trong số các mẫu strumming này, nhưng tôi khuyến khích bạn làm theo cùng vì tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên quan trọng cho của bạn với tư các là một người hướng dẫn guitar.

Eighth Notes (8 phách): Tất cả các mẫu quạt chúng tôi hướng tập trung vào các mẫu eighth notes , vì vậy tôi sẽ đi qua làm thế nào để đếm tám phách đầu tiên. Hầu hết các bài hát bạn nghe được trong thời gian 4/4, có nghĩa là bạn đếm ra bốn nhịp nga. Bốn nhịp đó đều là nốt đen

Để đếm nốt thứ tám, chỉ cần đọc ‘và’ giữa mỗi số. Bạn sẽ đếm lớn “một, và, hai, và, ba, và, bốn, và”. Bạn cần đọc liên tục trong suốt quá trình tập để tạo nên thói quen tốt

Làm thế nào để đọc mẫu quạt guitar (Strumming Guitar)

Trong suốt bài học này, chúng tôi sẽ sử dụng một vài biểu tượng khác nhau để biểu thị cách đánh  mà bạn sẽ sử dụng trong một mẫu quạt.

Những biểu tượng này sẽ đại diện cho downstrokes (đánh xuống) , upstrokes (đánh lên), và strum mutum (không đánh) .

Kỹ thuật quạt #1: Tất cả phần quạt đều đánh xuống

Mẫu quạt đầu tiên mà chúng ta sẽ xem xét là một mẫu tất cả đều đánh xuống, có vẻ đơn giản nhưng nó rất quan trọng. Bạn có thể nói rằng đó là tất cả các downstrokes bởi tay đánh xuống có biểu tượng bạn thấy trên hình ở trên mỗi nhịp. Trong khi mô hình này có vẻ dễ dàng, đừng đánh giá thấp nó, bởi vì nó quan trọng cho một người chơi guitar tìm kiếm những kỹ thuật căn bản.

Nó có vẻ dễ dàng, nhưng nó là một mô hình strumming cần thiết sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng của bạn. Hãy tập đều từng phách đến khi nghe êm tai, Tập nhiều đến mức bạn có thể trò chuyện hoặc làm bất cứ gì nhưng vẫn giữ đều tay.

Mạnh nhẹ khi quạt !!!

Một điều để làm việc trên với phần quạt của bạn là điều khiển lực mạnh nhẹ ở tay phải. Có những phần trong bài hát cần sự êm ái, và có những khi được đẩy lên cao trào. Đây sẽ là thời điểm tốt để bắt đầu tập với tay phải của bạn .

Thử nào: Bắt đầu nhấn mạnh ở các phách 1,& sau phách 2, và phách 4. Bạn sẽ thấy có một sự khác biệt đấy !

Strumming Mẹo: Hãy nhớ, hạn chế cử động bằng khuỷu tay. Bạn cần phải thư giãn, sử dụng một số chuyển động cổ tay, và thậm chí giả vờ rằng bạn có một cái gì đó bị mắc kẹt trên ngón tay của bạn mà bạn cần phải lắc đi.

Kỹ thuật quạt # 2: Xuống và Lên

Mô hình strumming thứ hai chúng ta sẽ xem xét là nhịp điệu giống như mẫu đầu tiên, nhưng thay vì sử dụng tất cả các downstrokes (đánh xuống), bạn sẽ sử dụng downstrokes xen kẽ với upstrokes (đánh lên). Bạn có thể thấy rằng chúng tôi đang sử dụng upstrokes trên mỗi mẫu quạt khác vì các mũi tên trên ‘và’. Khi bạn quạt, các con số là downstrokes và ‘và’ sẽ được đánh lên. Đây là một mô hình strumming cực kỳ hữu ích, cộng với nó là nền tảng cho tất cả các mô hình khác mà chúng ta sẽ đi qua trong bài học này.

Strumming Mẹo: Rất nhiều người chơi guitar mới hơn cảm thấy như họ cần phải nhấn tất cả các dây khi họ làm một mẫu đánh lên, nhưng đó không phải là trường hợp. Khi tôi quạt xuống, tôi thường sẽ nhấn tất cả sáu dây nếu đó là một hợp âm sáu dây, nhưng với upstroke của tôi, tôi có xu hướng chỉ nhấn đầu ba hoặc bốn dây (tính từ dưới lên). Điều này làm cho nó dễ dàng hơn để chơi thông qua upstrokes khi bạn đang làm rất nhiều cử động tay.

Hãy thử mô hình này, thư giãn, đừng khóa cổ tay của bạn, và tập trung vào việc giữ cho phần quạt của bạn ngay cả khi bạn có thể.

Có thể áp dụng cho một bài hát đơn giản với cách này rồi nhé!!!

Kỹ thuật quạt # 3:

Kỹ thuật quạt thứ ba tương tự như mẫu thứ hai, nhưng chúng ta sẽ học một kỹ thuật mới được gọi là cách quạt bị tắt tiếng. Một cách quạt tắt tiếng mang lại cho bạn một âm thanh bộ gõ hơn, gần giống như một tay trống đang chơi với bạn. Khi bạn nghe một tay trống chơi một mô hình tương tự, họ đang đánh bẫy trên nhịp đập hai và bốn. Đó là âm thanh của cái bẫy chúng tôi đang mô phỏng.

Trước khi chúng ta kiểm tra các mô hình strumming, chúng ta hãy tìm hiểu các strum tắt tiếng. Khi bạn thực hiện một cú đánh xuống cho strum bị tắt tiếng, bạn sẽ giảm áp lực với bàn tay của bạn một chút.Ngay trước khi bạn đi qua các sợi dây, bạn sẽ tắt những sợi dây với phần tay bạn.

Các mô hình strumming chúng tôi sẽ chơi bằng cách sử dụng cách quạt tắt tắt tiếng là một mô hình eighth notes xen kẽ cổ điển, bạn sẽ sử dụng một downstroke muted (đánh xuống tắt tiếng) trên phách hai. Bạn có thể lặp lại mô hình strumming này cho nhịp đập ba và bốn. Điều này thực sự giống như một mô hình quạt hai nhịp mà giữ lặp đi lặp lại một lần nữa. Nhìn vào đồ họa cho mô hình strumming, bạn có thể thấy rằng bạn đang sử dụng một strum muted bởi ‘X’ trên hai và bốn.

Nếu bạn cần, bạn có thể làm chậm mô hình này xuống để thực hành nó, và không ngại đào vào cây đàn guitar với strum tắt tiếng. Một khi bạn có kỹ thuật này xuống, bạn có thể thêm vào trong strum muted bất cứ nơi nào.

Kỹ thuật quạt # 4: Quạt với phần còn lại

Trong mô hình quạt thứ tư, chúng ta sẽ bắt đầu thêm vào một số phần còn lại. Cho đến bây giờ, chúng tôi đã đào sâu vào các chuỗi trên mỗi eighth notes, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ bắt đầu để lại một số trong số họ ra.

Kỹ thuật strumming liên tục là gì?

Bạn có thể chưa nhận ra nó, nhưng cho đến thời điểm này trong bài học, nhưng chúng tôi đã sử dụng một kỹ năng quan trọng được gọi là Kỹ thuật Strumming liên tục. Nhìn lại mô hình strumming hai, bạn đã có một mô hình xen kẽ nghiêm ngặt, do đó bạn đã liên tục strumming.Chúng tôi sẽ tiếp tục các mô hình strumming liên tục, nhưng sẽ bỏ một vài phách.

Nhìn vào ‘&’ đầu tiên trên đồ họa, bạn sẽ nhận thấy không có biểu tượng ở trên nó. Điều này sẽ được chơi như một upstroke nếu bạn đang chơi với một mô hình xen kẽ thường xuyên, nhưng lần này không có quạt ở đó. Hãy trở lại trên ‘và’, nhưng không đánh vào dây. Giữ chuyển động đi lên ngay cả khi bạn không đánh vào dây.

Khi bạn lần đầu tiên học các mô hình strumming như thế này, điều quan trọng là phải đếm to khi bạn chơi để bạn có thể theo dõi bạn đang ở đâu. Đôi khi nó có thể giúp theo dõi các chuyển động để giúp đánh tốt.

Tập luyện trên mô hình này và thư giãn. Hãy nhớ giữ một chuyển động liên tục với bàn tay strumming của bạn khi bạn chơi. Hãy nhớ rằng upstrokes của bạn không phải đi qua tất cả sáu dây.

Kỹ thuật quạt # 5: Kỹ thuật khó hơn

Mô hình quạt cuối cùng phức tạp hơn một chút so với các mẫu khác, và nó cũng sử dụng kỹ thuật quạt liên tục. Trong mô hình này, bạn có thể thấy rằng phần còn lại nằm ở nhịp thứ ba và lần này là một cú đánh xuống. Khi bạn chơi mô hình này, hãy thoát khỏi cú đánh xuống khi đánh phách số ba, nhưng tiếp tục thực hiện chuyển động đi xuống.Phần còn lại của strumming của bạn là downstrokes luân phiên thường xuyên và upstrokes sử dụng eighth notes.

Khi bạn làm việc trên mô hình này, hãy nhớ giữ cho cánh tay strumming của bạn đi và rời khỏi downstroke trên đánh bại ba.

Là một người chơi guitar mới hơn, có thể bạn sẽ muốn tìm một sự cân bằng tốt giữa việc nắm giữ phím đủ chặt để nó không bay ra khỏi tay bạn và giữ nó đủ lỏng để bạn không căng thẳng.

Áp dụng các mẫu Strumming: Bây giờ bạn đã có năm mẫu strumming cơ bản để sử dụng. Bạn có thể mất một thời gian để hoàn thành chúng một cách hoàn hảo, nhưng một khi bạn có thể chơi những mô hình này và hiểu Kỹ thuật liên tục, bạn sẽ gần gũi hơn với việc có thể chọn ra các mô hình uốn lượn trong các bài hát yêu thích của bạn. Bạn cũng sẽ có thể bắt đầu tạo ra các mẫu quạt của riêng bạn.

Bạn có thể đặt dấu trọng âm, các cách quạt bị tắt tiếng, hoặc thậm chí đưa ra các ghi chú bằng cách sử dụng kỹ thuật quạt liên tục. Khi bạn thực hành, hãy chắc chắn rằng bạn chơi cùng với một nhịp, hoặc tốt hơn, một ca khúc nào đó. Nó luôn luôn là hữu ích để áp dụng những gì bạn đang tập luyện để bạn thành công thật sự.

Còn rất nhiều cách quạt khác được biên soạn khá kỹ lưỡng trong giáo trình guitar đệm hát của trung tâm. Bạn có thể liên hệ trung tâm để có bộ giáo trình này cho riêng mình. Hy vọng rằng bài viết này ích lợi cho bạn.

Bài viết tham khảo: https://www.guitarlessons.com

lớp học guitar tphcm

Các bước để học chơi một bài hát

Để học chơi các bài hát dễ dàng bạn nên gắn bó với một hệ thống các bước đã được thử nghiệm phù hợp với bạn. Những người chơi đàn lâu có thể tự tin lắng nghe bài hát và chơi trong vòng vài phút, trong khi những người khác, đặc biệt là người mới chơi có thể sẽ cần một số bước để giúp bạn. Sau đây là những bước cơ bản để chinh phục một bài hát:

Bước 1: NGHE

Bạn nghĩ bạn biết rõ bài hát bạn muốn học chơi? Ngay cả những bài hát đơn giản nhất cũng sẽ có những thay đổi tinh tế, sắc thái hoặc một hợp âm kỳ lạ mà bạn không lường trước được.

Vì vậy, trước khi bạn gảy cây đàn guitar của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã quen thuộc với bài hát. Đầu tiên, đi đến phương tiện nghe nhạc ưa thích của bạn (YouTube, iTunes, Spotify, v.v.) và lắng nghe nó. Ví dụ: một thay đổi quan trọng hoặc một điệp khúc có một dòng khác hơn những người khác. Nghe cả hai phiên bản studio và trực tiếp, cũng như bất kỳ bài nào để bạn sẽ có được bức tranh đầy đủ về những gì bài hát đòi hỏi.

Bước 2: HỢP ÂM

Bây giờ bạn cần phải chia nhỏ bài hát bằng cách hiểu và học các hợp âm và những gì bạn cần để chơi và khi nào chơi. Hãy ghi lại các hợp âm mà bạn cần chơi trong bài hát.

Bây giờ bạn tự tin chơi các hợp âm và thay đổi chúng theo cấu trúc bài hát với tốc độ chậm.

Bạn đã thực sự quen thuộc với bài hát, vì vậy hãy bắt đầu kết hợp các đoạn solo và nhịp điệu.

•                Chơi chậm rãi, không có nhịp, cho đến khi mỗi câu thật “sạch sẽ”

•                Chơi với nhịp ở tốc độ một nửa của bản gốc, hoặc bất cứ tốc độ nàobạn cảm thấy thoải mái.

•                Một khi thoải mái với điều này hãy tăng dần tốc độ.

Bước 3: ĐẶT TẤT CẢ CÙNG NHAU

Bây giờ chúng ta có các bộ phận thành phần để nối kết tất cả cùng nhau …

Đầu tiên chúng ta hình dung từng phần của bài hát và những gì bạn cần làm với mỗi bàn tay của bạn. Tiếp theo, thực hành, không có nhịp, để đảm bảo bạn có cả tính lưu động và chính xác khi bạn chuyển đổi giữa các phần. Ở giai đoạn này, tốc độ và thời gian không quan trọng. Sau đó, tắt bạn đi với nhịp, ở tốc độ chậm hơn so với bản gốc và ở một nhịp độ đó là thoải mái cho bạn. Một khi bạn cảm thấy thoải mái và không có lỗi, hãy chuẩn bị tiến tới từ 80% đến 90% tốc độ ban đầu.

Bước 4: PHIÊN BẢN CUỐI CÙNG

Đây là quy trình gồm ba giai đoạn:

•                Hãy suy nghĩ về cảm giác của bài hát. Các kỹ thuật khác nhau được triển khai như thế nào và thêm các kỹ thuật này vào PLUS bất kỳ phần tô điểm nào khác của riêng bạn vẫn đảm bảo nó không mất quá nhiều so với bản gốc.

•                Chơi cùng với metronome ở tốc độ tối đa.

•                Chơi cùng với bản gốc ở tốc độ tối đa

Chúng tôi hy vọng bạn có thể sử dụng một số hoặc tất cả các mẫu này để giúp bạn đạt được thành công mà bạn mong muốn.

5 LÝ DO BẠN KHÔNG TẬP LUYỆN ĐỦ | GUITAR ÂN ĐIỂN

Bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng và dường như không có chút cảm hứng nào để cầm lấy cây đàn guitar. Có lẽ trong suy nghĩ của bạn đã từng muốn mình tập đàn một chút, nhưng vẫn không thể khiến bản thân mình làm được điều đó. Bạn đã từng gặp tình huống này chưa?

Young man playing guitar and composing a song sitting on sofa.

    Tất cả chúng ta khi mới tập đàn đều có niềm hứng khởi vô cùng lớn, thế nhưng ngày qua ngày thì thời gian của chúng ta với cây đàn trở nên ít hẳn. Đó là lý do mà số lượng người tự học đàn và số lượng người bỏ cuộc là tỷ lệ thuận với nhau. Càng có nhiều người tự học đàn, càng có nhiều người bỏ cuộc. Lý do là sao vậy? Bài viết này dành cho những bạn đang cảm thấy việc học đàn trở nên nặng nề. Hay nếu bạn là người mới bắt đầu thì đây cũng là điều giúp ích cho bạn để bạn có một cách học đúng đắn và tiến bộ nhất.

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây nhé:

1. Bạn có thói quen tập đàn thường xuyên không?

Nhiều thứ chúng ta làm hoặc KHÔNG LÀM  trong cuộc sống là thói quen. Chìa khoá sau đó để xây dựng các thói quen mới là gắn chúng với những thói quen hiện tại. Vì vậy, nếu bạn có thói quen xem video trên YouTube, lướt Facebook vào buổi tối  – hãy thử gắn thói quen chơi guitar vào lịch sinh hoạt của mình:

Ví dụ: bạn có thể, cho mỗi video mà bạn xem, chơi 5 phút guitar. Cố gắng chọn những thứ bạn làm mỗi ngày – như ăn, thức, ngủ, làm việc vv

Nếu bạn gắn hoạt động chơi guitar lênnhư là thức dậy, bạn có thể làm nó nhiều hơn …

2. Bạn có kế hoạch tập luyện không?

Nếu bạn không biết bạn sẽ chơi gì khi đi vào phòng tập, bạn thiếu cấu trúc. Thiết lập 3 bước luyện tập guitar tốt: kỹ thuật, học tập mới, và vui nhộn, để có thể khắc phục điều này. Nếu bạn kết hợp ba điều này vào các buổi thực hành của bạn, bạn sẽ luôn luôn tiến bộ, và cảm thấy tốt hơn về chơi guitar.

Vậy điều này sẽ thực hiện như thế nào trong thực tế? Vâng, giả sử bạn có 15 phút để làm việc cho quá trình tập luyện  của bạn.

– Lấy 5 phút đầu tiên và thực hành một số kỹ thuật luyện ngón hoặc những hợp âm mà bạn cần phải cải thiện – nó có thể là một dòng hòa âm nào đó, hoặc thay đổi giữa một vài hợp âm.

– 5 phút tiếp theo hãy để học cái gì đó mới thách thức khả năng hiện tại của bạn – một bài hát mới, hoặc một tiết điệu mới

– 5 phút cuối cùng, hãy chơi trò vui vẻ mà bạn đã chơi tốt và làm việc hiệu quả hơn – bằng cách này bạn hoàn thành quá trình tập đàn của mình. Bạn sẽ ngạcnhiên về bao nhiêu người không thực hành những thứ mà họ đã biết. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc làm việc với các kỹ năng trong khả năng của bạn, luôn có chỗ cho cải tiến hoặc thử nghiệm. Đây là một phần quan trọng của việc làm chủ cây đàn guitar.

3. Bạn treo cây đàn của mình ở đâu?

Guitar của bạn ở đâu? Có dễ nhìn thấy hay không?

Người xưa có câu: “Xa mặt cách lòng”.  Một nơi tốt hơn cho guitar của bạn là trên tầm mắt của bạn, nơi bạn có thể nhìn thấy nó dễ dàng nhất. Đặt cây guitar của bạn ở đó bạn có thể nhìn thấy nó và tôi đảm bảo bạn sẽ chơi nó thường xuyên hơn.

4. Bạn có ghi chú lại?

     Có thể bạn đã nghe câu nói nổi tiếng Peter Drucker, “Cái gì được đo lường, hãy kiểm soát.” Điều này đúng với cách luyện tập guitar của bạn.

Nếu bạn có thể nhìn lại trên sổ ghi chép  thực hành và xem tất cả các bài tập của bạn, nó có thể giúp bạn xác định thời gian tối ưu để thực hành cho bạn. Từ đó bạn có thể thử nghiệm và thử nghiệm với các cách tiếp cận khác nhau để xem những gì tốt nhất cho bạn.

Hãy chắc chắn rằng sổ ghi chép của bạn có thể nhìn thấy được, có thể bạn giữ các ghi chú trên bảng, hoặc một cuốn sổ bạn giữ trên bàn của bạn … bất cứ điều gì bạn chọn, đảm bảo bạn kiểm tra vào nó hàng ngày.

5. Có ai nhắc nhở bạn tập đàn không ?

Nếu bạn học tại trung tâm thì điều này là thường xuyên nhỉ ?. Nhưng nếu bạn tự tâp luyện tại nhà thì sao?. Hãy tìm một người bạn đồng hành hoặc một người nhắc nhở bạn. Điều này là vô cùng cần thiết để quá trình tập luyện của bạn được đảm bảo đúng tiến độ nhất.

Lời kết

“An amateur practices until he gets it right. A professional practices until he can’t get it wrong!”

Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là:

“Một tay mơ tập luyện cho đến khi anh ta chơi đúng. Còn một chuyên gia tập luyện cho đến khi không thể mắc sai lầm nữa!”.

Tập luyện là nguồn gốc cho mọi sự tinh túy và thăng hoa, nhất là trong âm nhạc, trong guitar. Vì thế, hãy thay đổi thái độ và phương pháp tập luyện ngay từ bây giờ để tạo thêm động lực tập luyện guitar bạn nhé!

 Chúc bạn thành công!